Cách xử lý chuẩn để lan xuân ra hoa chi chít đúng Tết Âm lịch

Điểm danh những loại lan xuân ra hoa vào dịp Tết như: Long tu xuân, thủy tiên trắng (kiều vuông), hạc vỹ Đà Lạt, Kim điệp xuân, giả hạc dilinh, đại ý thảo, hoàng phi hạc, trúc phật bà, chuỗi ngọc, Trầm rồng đỏ, giả hạc hawai, giả hạc châu như,giả hạc 5ct họng hồng, giả hạc chớp Mỹ.

Là những loại lan ra hoa vào dịp Tết đến xuân về nhưng điều kiện thời tiết mỗi năm có thể làm thay đổi thời gian ra hoa. Vì vậy, người chơi lan cần chú ý cách chăm sóc đặc biệt để đảm bảo chúng khoe sắc đúng thời gian mong muốn.

Chúng ta cần chú ý, những loại hoa lan thân thòng (thân rũ) thường rụng lá trước khi ra hoa như: long tu xuân, đại ý thảo, phi điệp (dã hạc), trầm, hạc vỹ, trúc phật bà,…

Những loại lan thân đứng thường rụng ít lá trước khi ra hoa như hoàng thảo lụa vàng.

Những loại lan thân đứng cần thời gian nghỉ để ra hoa nhưng không rụng lá như: thủy tiên trắng (kiều vuông), kim điệp xuân, hoàng phi hạc,…

Kim Điệp xuân cũng như nhiều loại lan thân đứng khác cần thời gian nghỉ để ra hoa nhưng không rụng lá.

Lan ngọc điểm sẽ tự động nhú ngồng hoa khi vào thời điểm tháng 9 Âm lịch, còn cây nào trốn hoa thì đầu tháng 9 Âm lịch cần tăng phân lân và Kali để kích ra hoa.

Đối với lan nghinh xuân (ngọc điểm, đại châu) thì tưới nước bón phân quanh năm không cần thời gian nghỉ.

Tất cả lan nở hoa vào đầu mùa xuân (Tết âm lịch) thì vào giữa tháng 9 Âm lịch chúng ta dùng phân bón NPK có nồng độ lân và kali cao như: 6-30-30, 10-30-20. Để xử lý cho lan đứng ngọn, lá già sẽ rụng đi với lan thân thòng và kích thích hình thành mầm hoa. Sau khi phun 3 lần mỗi lần cách nhau 5-7 ngày.

Vào đầu tháng 10 Âm lịch. chúng ta tiến hành cắt nước (ngưng tưới nước), ngưng tưới bằng cách giảm tưới nước dần như 3 ngày sau tưới. 7 ngày sau tưới và ngưng hẳn không tưới trong 1 tháng đến 1,5 tháng với tùy loại lan, lan vẫn treo nơi có ánh nắng nhưng không có mưa hay không tưới nước vào thời điểm này.

Sau khi ngưng tưới nước 1 tháng thân lan (giả hành) sẽ rụng gần như hoàn lá và vỏ bọc toàn thân sẽ chuyển sang màu trắng (như lan long tu, hạc vỹ, phi điệp Dilinh, đại ý thảo. Còn đối với lan thân đứng sẽ không rụng hoặc rụng ít mà toàn thân héo teo tóp lại như: kiều vuông, hoàng phi hạc, kim điệp,…). Sau khi tưới nước thân lan sẽ căng lại bình thường.

Đầu tháng 11 Âm lịch, tưới nước trở lại bình thường cho lan đối với Kim điệp xuân, giả hạc Dilinh, giả hạc Châu Như, trầm rồng đỏ, Hoàng phi hạc, trúc phật bà, dendro xuân…

Trúc phật bà cũng như nhiều loại lan khác cần tuân thủ thời gian tưới nước nghiêm ngặt để ra hoa đúng dịp Tết.

>>> XEM THÊM: Trước khi trồng lan con vào chậu cần làm gì cây phát triển tốt nhất?

Thời tiết ban ngày đạt được nhiệt độ 25-30 độ, ban đêm 18-23oC lan sẽ nhú nụ ra khỏi thân và ra hoa, kèm thời tiết ấm vào ngày 10-12 Âm lịch trở đi hoa sẽ nở chuẩn Tết.

Ngày 15/11 Âm lịch, tưới nước trở lại bình thường đối với: Long tu, Thủy tiên trắng (kiều vuông). Trong thời gian lan làm nụ cần nhiệt độ ban ngày 25-30oC, ban đêm 18-23oC.

Lưu ý:

– Đối với miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên có khí hậu lạnh vào mùa đông thì ngày 15/11 Âm lịch xử lý nhiệt độ ban ngày lên trên 25oC lan sẽ nở chuẩn tết.

– Đối với miền Nam nắng nóng quanh năm vào ngày 15/11 Âm lịch xử lý nhiệt độ ban đêm xuống dưới 25oC thì lan sẽ nhú nụ và nở kịp Tết.

– Sau khi tưới nước trở lại chúng ta dùng Atonik phun 1 lần toàn thân lan và giá thể trồng lan có tác dụng kích thích lan nhú mầm hoa.

– Trong thời gian nụ hoa gần nở trở đi không tưới lên nụ và hoa  vì sẽ làm hoa xấu và nhanh tàn.

– Trong thời gian lan ra hoa xong lan sẽ lên mầm con và chúng ta tiếp tục đem ra treo nơi có nắng và tưới phân NPK có nhiều đạm như 30-10-10, rong biển, B1. Kích thích ra rễ 2 tuần phun 1 lần để lan luôn ra rể khỏe thì giò lan sẽ phát triển tươi tốt.

>>> XEM THÊM: Bài học quý về chơi lan trên sân thượng không thể bỏ qua