Đừng quên 7 loại giá thể tốt nhất để trồng lan

Dớn là dạng sợi của thân và rễ cây dương xỉ. Dớn có ưu điểm không bao giờ đóng rêu nhưng hút ẩm tốt. Song nếu chất trồng toàn dớn thì không có độ thoáng.

Có 2 loại dớn:

– Dớn sợi: là loại dớn già, hóa mộc (dạng sợi được ưa chuộng để trồng lan ở thành phố).

– Dớn vụn: là những phần non của dớn. Loại này sử dụng trồng lan rất tốt ở vùng lạnh vì độ hút ẩm cao và thiếu thoáng khí.

Ngoài ra còn có loại dớn mềm xuất thân từ rêu biển, được nhập khẩu từ nước ngoài và đang được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam. Dớn mềm giữ ẩm rất tốt và rất thích hợp cho hệ rễ lan phát triển. Tuy nhiên, loại này có giá cao, dễ bị rong rêu và úng nước trong mùa mưa.

Vỏ dừa

Vỏ dừa miếng và vỏ dừa chặt khúc là một loại giá thể rẻ tiền trong trồng lan. Ưu điểm của loại giá thể này là có khả năng giữ ẩm tốt, thích hợp cho việc trồng các loại lan đa thân như: Vũ nữ, Dendro,… Tuy nhiên, đây là giá thể dễ mục, dễ mọc rêu, không thoáng và phải sử dụng thuốc ngừa sâu bệnh thường xuyên.

Trước khi sử dụng giá thể vỏ dừa để trồng lan, bạn nên xử lý qua với nước vôi 5% hoặc NaOH 2%. Sau một thời gian trồng, tiến hành ngâm cả giá thể và cây vào nước sạch để rửa mặn để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

Gỗ và Lũa

Đối với các loại lan ưa thoáng và có rễ đẹp thì ghép gỗ là lựa chọn hàng đầu. Người miền Bắc hay dùng cây gỗ nhãn, dễ kiếm lại khá bền, lâu mục với thời gian, người miền Nam hay dùng thân cây vú sữa hoặc gỗ me để ghép. Các khúc gỗ này bạn có thể bóc vỏ để giúp rễ cây tránh bị nhiễm nấm khi vỏ cây bị mục. 

Ngoài ra có một số người trồng dùng gỗ lũa (thường là lõi của một số loài cây lấy gỗ lâu năm, bị chết vùi trong đất giờ được lấy lên) để làm giá thể. Gỗ này có đặc tính bền với thời gian, lâu mục, hình thù đẹp nhưng giá thành lại rất cao.

Vỏ thông

Có xuất xứ từ Đà Lạt hoặc nhập ngoại, vỏ thông có ưu điểm giữ nước và độ ẩm, khá thích hợp cho nhiều loại lan cho nên được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, loại giá thể này giữ lại cả những thành phần muối có sẵn trong nước và trong phân bón, nhưng chỉ ngấm được chừng 2/3 số Nitrogene trong phân bón và dễ bị mục nát trong khoảng 2-3 năm.

Viên đất nung 

Đây là loại giá thể nhân tạo được nung từ hỗn hợp: đất, đá, sét tự nhiên,… ở nhiệt độ 1200ºC. Viên đất nung khá phù hợp cho nhiều loại lan nhờ đặc tính kết cấu ổn định, bên trong thoáng khí, nhẹ, tạo độ thông thoáng cho rễ lan và có khả năng giữ nước nên việc trồng trên giá thể này được nhiều người lựa chọn. 

Xơ dừa

Xơ dừa giúp lan chống nóng một cách hiệu quả. Khi trồng lan chúng ta thường hay để hở gốc của cây cho chúng thông thoáng và hạn chế đọng nước. Tuy nhiên với ánh nắng chiếu trực tiếp sẽ khiến cho cây chịu nhiệt độ cao. Sự có mặt ở xơ dừa làm giá thể trồng lan giúp cây chống nóng rất hiệu quả.

Bên cạnh đó, xơ dừa còn giữ ẩm cực tốt dù là xơ dừa vụn hay xơ dừa xé, miếng xơ dừa. Tùy thuộc vào từng loại lan mà bạn có thể sử dụng xơ dừa theo từng loại và cách dùng khác nhau.

Xơ dừa trồng lan giúp chậu lan nhẹ hơn, từ đó giảm bớt gánh nặng cho lan, tối ưu được bài toán làm giàn lan hơn, đỡ lo hơn trong mùa mưa bão.

Xơ dừa có chứa nhiều hợp chất hữu cơ tự nhiên tốt, từ đó giúp bộ rễ phát triển khỏe mạnh hơn.

Ngoài ra, nó còn là nơi rễ cây lan có thể bám vào và cung cấp các dưỡng chất cho cây. Chính vì thế xơ dừa trồng lan được sử dụng phổ biến hiện nay.

 

>>> XEM THÊM: 16 dấu hiệu nhận biết bằng mắt thường tình trạng thiếu – thừa dinh dưỡng của lan

Để có những chậu lan đẹp như ý muốn, việc chọn giá thể trồng là điều vô cùng quan trọng.

Dưới đây là 7 loại giá thể để trồng lan tốt nhất dựa trên kinh nghiệm của những người chơi lan lâu năm.

Than củi

 

 

Than là loại giá thể phổ biến, rẻ tiền nhưng được nhiều người chơi lan lựa chọn. Ưu điểm của lan là hấp thụ dinh dưỡng qua quá trình bón phân và thải ra dần qua sức hút rất mạnh của rễ lan bởi trong lan không có mầm bệnh và có khả năng giữ nước tốt. 

Bạn nên chọn loại than chắc thì thời gian sử dụng sẽ lâu hơn. Chú ý khi dùng nên được chặt than nhỏ vừa (kích thước 1 x 3 x 2 cm), không nên chặt quá nhỏ sẽ làm cản trở hô hấp của rễ.

Để tối ưu trong việc trồng lan, bạn nên chọn những loại lan ít ưa ẩm để trồng trong than. Vì than có khả năng giữ ẩm khá kém, nếu chọn giống không phù hợp rất dễ làm lan bị khô.

Dớn

Dớn là dạng sợi của thân và rễ cây dương xỉ. Dớn có ưu điểm không bao giờ đóng rêu nhưng hút ẩm tốt. Song nếu chất trồng toàn dớn thì không có độ thoáng.

Có 2 loại dớn:

– Dớn sợi: là loại dớn già, hóa mộc (dạng sợi được ưa chuộng để trồng lan ở thành phố).

– Dớn vụn: là những phần non của dớn. Loại này sử dụng trồng lan rất tốt ở vùng lạnh vì độ hút ẩm cao và thiếu thoáng khí.

Ngoài ra còn có loại dớn mềm xuất thân từ rêu biển, được nhập khẩu từ nước ngoài và đang được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam. Dớn mềm giữ ẩm rất tốt và rất thích hợp cho hệ rễ lan phát triển. Tuy nhiên, loại này có giá cao, dễ bị rong rêu và úng nước trong mùa mưa.

Vỏ dừa

Vỏ dừa miếng và vỏ dừa chặt khúc là một loại giá thể rẻ tiền trong trồng lan. Ưu điểm của loại giá thể này là có khả năng giữ ẩm tốt, thích hợp cho việc trồng các loại lan đa thân như: Vũ nữ, Dendro,… Tuy nhiên, đây là giá thể dễ mục, dễ mọc rêu, không thoáng và phải sử dụng thuốc ngừa sâu bệnh thường xuyên.

Trước khi sử dụng giá thể vỏ dừa để trồng lan, bạn nên xử lý qua với nước vôi 5% hoặc NaOH 2%. Sau một thời gian trồng, tiến hành ngâm cả giá thể và cây vào nước sạch để rửa mặn để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

Gỗ và Lũa

Đối với các loại lan ưa thoáng và có rễ đẹp thì ghép gỗ là lựa chọn hàng đầu. Người miền Bắc hay dùng cây gỗ nhãn, dễ kiếm lại khá bền, lâu mục với thời gian, người miền Nam hay dùng thân cây vú sữa hoặc gỗ me để ghép. Các khúc gỗ này bạn có thể bóc vỏ để giúp rễ cây tránh bị nhiễm nấm khi vỏ cây bị mục. 

Ngoài ra có một số người trồng dùng gỗ lũa (thường là lõi của một số loài cây lấy gỗ lâu năm, bị chết vùi trong đất giờ được lấy lên) để làm giá thể. Gỗ này có đặc tính bền với thời gian, lâu mục, hình thù đẹp nhưng giá thành lại rất cao.

Vỏ thông

Có xuất xứ từ Đà Lạt hoặc nhập ngoại, vỏ thông có ưu điểm giữ nước và độ ẩm, khá thích hợp cho nhiều loại lan cho nên được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, loại giá thể này giữ lại cả những thành phần muối có sẵn trong nước và trong phân bón, nhưng chỉ ngấm được chừng 2/3 số Nitrogene trong phân bón và dễ bị mục nát trong khoảng 2-3 năm.

Viên đất nung 

Đây là loại giá thể nhân tạo được nung từ hỗn hợp: đất, đá, sét tự nhiên,… ở nhiệt độ 1200ºC. Viên đất nung khá phù hợp cho nhiều loại lan nhờ đặc tính kết cấu ổn định, bên trong thoáng khí, nhẹ, tạo độ thông thoáng cho rễ lan và có khả năng giữ nước nên việc trồng trên giá thể này được nhiều người lựa chọn. 

Xơ dừa

Xơ dừa giúp lan chống nóng một cách hiệu quả. Khi trồng lan chúng ta thường hay để hở gốc của cây cho chúng thông thoáng và hạn chế đọng nước. Tuy nhiên với ánh nắng chiếu trực tiếp sẽ khiến cho cây chịu nhiệt độ cao. Sự có mặt ở xơ dừa làm giá thể trồng lan giúp cây chống nóng rất hiệu quả.

Bên cạnh đó, xơ dừa còn giữ ẩm cực tốt dù là xơ dừa vụn hay xơ dừa xé, miếng xơ dừa. Tùy thuộc vào từng loại lan mà bạn có thể sử dụng xơ dừa theo từng loại và cách dùng khác nhau.

Xơ dừa trồng lan giúp chậu lan nhẹ hơn, từ đó giảm bớt gánh nặng cho lan, tối ưu được bài toán làm giàn lan hơn, đỡ lo hơn trong mùa mưa bão.

Xơ dừa có chứa nhiều hợp chất hữu cơ tự nhiên tốt, từ đó giúp bộ rễ phát triển khỏe mạnh hơn.

Ngoài ra, nó còn là nơi rễ cây lan có thể bám vào và cung cấp các dưỡng chất cho cây. Chính vì thế xơ dừa trồng lan được sử dụng phổ biến hiện nay.

 

>>> XEM THÊM: 16 dấu hiệu nhận biết bằng mắt thường tình trạng thiếu – thừa dinh dưỡng của lan