Làm gì để ngăn ngừa sâu bệnh từ giai đoạn xử lý cây con?

Những cây lan con vừa mua về hoặc tách ra từ khóm lan khác, hoặc bạn khai thác trong rừng… cần được xử lý cây lan còn thật tốt. Việc làm này nhằm giúp cây lan trong quá trình sinh trưởng và phát triển hạn chế bị nhiễm một số bệnh tật gây hại, và không truyền bệnh sang các khác.

Cụ thể 3 bước xử lý sau đây để ngăn ngừa bệnh cây phong lan:

  1. Vệ sinh cho cây lan

– Dù là lan rừng hay lan nhà hay mua ở ngoài chợ về, bạn nên nhớ công việc đầu tiên là vệ sinh cho cây. Công việc này như thế nào? Trước tiên bạn cần cắt bỏ những lá khô héo, sâu, các rễ bị héo úa, thối đen… ra khỏi cây. Nếu bạn chủ quan không làm công việc này thì thời gian về sau sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ cây, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại sâu bệnh làm tổ, phát triển và đánh mất đi tính thẩm mỹ của cây phong lan.

– Hoặc trong quá trình di chuyển cây lan, bạn vô tình làm tổn thương đến cây như lá bị dập nát, rễ cây bị giập, thối, gãy… Bạn cũng nên cắt bỏ những phần tổn thương ấy vì chúng không có khả năng phát triển được nữa. Tuy nhiên còn tùy thuộc vào tình trạng tổn thương của cây xem có nên cắt bỏ lá, và phần rễ đó không, nếu bộ rễ đã phát triển nhiều thì nên loại bỏ những rễ bị giập. Lúc này bạn cần kiểm soát thật tốt về lượng nước tưới cho cây để tránh tình trạng cây bị thối hoặc sâu bệnh tấn công.

  1. Khử trùng cây lan con

– Khi công đoạn vệ sinh cho lan kết thúc, bạn tiến hành sang bước khử trùng cho chúng. Việc làm này giúp cho phong lan hạn chế tối đa bị các sâu bệnh tận cống. Giai đoạn này rất quan trọng, chúng tôi khuyên bạn nên đọc thật kỹ, đặc biệt đối với những bạn mới tập chơi lan thì cần chuẩn bị một số kiến thức cơ bản về kỹ thuật trồng lan để tạo môi trường thật tốt cho cây phát triển khỏe mạnh.

– Ngâm cây lan con vào thau nhựa chứa nước có pha thuốc nấm Dithan nồng độ 1- 2‰ trong vòng 2 phút.

– Tùy thuộc vào điều kiện môi trường để tiến hành chuyển chậu cho cây con, bạn cũng cần dự phòng để có thể ngăn ngừa một số bệnh hay gặp ở lan: lá trắng, bệnh thối nhũn, bệnh than… Tùy thuộc vào từng loại bệnh thì sử dụng các loại thuốc phù hợp. Đối với bệnh than, bạn có thể sử dụng thuốc Sporgon do Đức sản xuất, bệnh đốm đen thì dùng Kameitong 64% hoặc Alisa 71% pha loãng với nước theo tỉ lệ 1:500, bệnh đốm trắng thì dùng Chloramphenicol, bệnh thối nhũn thì dùng Streptomucin…

– Một điều nữa cũng cần chú ý đó là tùy thuộc vào từng vùng miền khác nhau để chọn thuốc phòng bệnh cho lan. Với một số trường hợp chưa xác định được bệnh trên lan ta có thể sử dụng một số loại thuốc có khả năng diệt khuẩn cao cũng được.

  1. Phơi rễ lan

– Sau khi kết thúc 2 bước trên, bước cuối cùng bạn cần làm đó là tiến hành phơi rễ cho lan trở nên mềm hơn, dai hơn, và hạn chế tình trạng bị gãy. Nên thực hiện xử lý sạch sẽ khi thay chậu hoặc trồng mới cho cây. Việc phơi nắng sẽ giúp rễ có độ dai hơn và giúp các vết thương của cây mau lành, không có hiện tượng thối rễ và tăng khả năng sống sót cho cây.

– Hãy ngâm cây trong dung dịch diệt khuẩn và đem rửa với nước sạch rồi đem phơi nắng. Nhớ sử dụng bạt để che chắn các phần lá cây, nếu phơi buổi sáng thì phơi khoảng 2 – 3 tiếng, khi nắng tăng dần chúng ta chỉ nên phơi khoảng 2 tiếng. Trong quá trình phơi nên lật các mặt rễ để tất cả các rễ của cây đều nhận được ánh sáng đồng đều.