Những điều không phải ai cũng biết về kỹ thuật trồng, chăm sóc lan Phi điệp nở hoa đẹp

Lan Phi điệp (giả hạc) được nhiều người ưa chuộng và yêu thích nhờ vẻ đẹp quyến rũ, đầy sức sống và hương thơm của nó. Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bí quyết trồng Phi điệp để nở hoa khỏe, đẹp.

Lan Phi điệp là loài ưa sáng với khả năng chịu được 100% ánh sáng. Tuy nhiên, khi mang về vườn trồng bạn nên có giải pháp che nắng bằng lưới che để tránh cây bị cháy lá. Khi nhìn bằng mắt thường thấy lá có biểu hiện xanh sẫm, thân lá còi nhỏ,… thì rất có thể cây đang bị thiếu sáng.

Trong thời kỳ thân con phát triển, Phi Điệp rất cần độ ẩm và phân bón. Nên ghép Phi điệp với các thân vú sữa, nhãn, vã kết hợp dớn bảng nhằm hạn chế tình trạng ngập úng hay nhiễm nấm.

  1. Ánh sáng

Phi Điệp cần nhiều ánh sáng gần như có thể để ở ngoài trời nhưng cần lắp lưới che phòng ngay khi lá non bị cháy nắng.Ngược lại, khi cây thiếu nắng sẽ quặt quẹo. Bạn hãy đưa cây ra chỗ có nhiều nắng hơn. Khi cây thiếu nắng vào mùa đông có thể khiến chúng khó ra hoa.

  1. Nhiệt độ

Phi Điệp cần nuôi trong nhiệt độ 8- 25°C, tuy nhiên giới hạn chịu nóng của chúng lên đến 38°C và có thể chịu lạnh tới 3,3°C. Ngoài ra nếu vào mùa đông không lạnh dưới15.6°C kéo dài 4- 6 tuần thì lan sẽ khó ra nụ.

  1. Ẩm độ và thoáng gió

Phi Điệp phát triển mạnh ở độ ẩm 60-70%. Nếu quá thấp cây non sẽ không lớn được và bị teo đi đồng thời cây sẽ chậm phát triển nếu không thoáng gió trong thời kỳ lan ra nụ nếu không thoáng gió nụ sẽ ít đi.

>>> XEM THÊM: Kỹ thuật hay thuần hóa hoa lan từ môi trường sống tự nhiên

  1. Vật liệu trồng và chậu

Lan Phi Điệp là một loài lan khá khó trồng cho nên đòi hỏi nhiều  kỹ thuật trồng và chăm sóc và cả sự kiên nhẫn của người chăm sóc. Lan Phi Điệp phù hợp nhất với dớn, trong chậu gỗ. Ngoài ra, bạn có thể trồng chúng với những vật liệu lâu mục và dễ thoát nước như vỏ thông, vỏ dừa, đá,…

Nên treo Phi Điệp lên bởi vì cây cần thoáng gió và thoáng gốc và nên trồng ở những chậu chật hẹp.

  1. Nước tưới

Mùa xuân tiết trời ấm thì Phi Điệp sẽ đâm trồi và nứt nụ. Thời kì này nên tưới phân giàu kali cho hoa bền khỏe và cây cứng cáp. Mùa hè thì lan sẽ phát triển mọc mạnh đòi hỏi việc tưới đều đặn 2 lần một ngày và cho ăn nắng. Vào cuối thu đầu đông, khi cây vào mùa nghỉ ta nên tưới nước thưa đi với 1 lần mỗi tuần. Vào mùa đông, Phi Điệp chuẩn bị để ra hoa thì ta ngưng hẳn việc tưới nước. Nếu ẩm độ quá thấp ta nên phun sương mỗi tháng 1- 2 lần.

  1. Bón phân

Lan nói chung và Phi Điệp nói riêng không ưa phân bón có nhiễu chất Nitrogen cho nên bón với phân 15-15-15 cho đến tháng 9. Từ tháng 9 đến tháng 11 ta bón với phân 10-30-10. Từ tháng 12 đến hết tháng Giêng, người chơi hãy ngưng hẳn việc bón phân để tạo điều kiện cho cây ra nụ thay vì ra kie.

8. Phòng bệnh

Phun phòng bệnh cho Phi Điệp bằng nước vôi trong, 1 cục to bằng ngón tay cái cho vào 1,5l. Vôi tôi xong chờ nước trong, lấy phần nước trong ấy phun vào giá thể lan, phun 2 lần mỗi 1 tháng. Bạn có thể phun phòng bệnh bằng starner (chuyên cho thân thòng), rẻ hơn thì ridomil gold..

Phun nước vôi trong sẽ giúp cây cứng cáp và không bị thối nhũn thối mềm vì vôi cung cấp canxi. Đồng thời vôi có khả năng diệt khuẩn nên phòng bệnh rất tốt. Ridolmild gold thì phòng nấm chống thối nhũn. Starner thì chuyên diệt khuẩn, đặc biệt không gây hại cho thân thòng.

Lưu ý: Sau 2 tiếng thì xịt lại bằng nước trắng.

  1. Ghép Phi Điệp, thay chậu, tách nhánh

Thời gian ghép Phi Điệp thích hợp nhất là vào mùa đông khi cây đã rụng lá và vào mùa nghỉ.

Thời gian thay chậu, tách nhách tốt nhất vào mùa xuân khi cây non đã mọc cao khoảng 10-15 cm. Nếu muốn tách nhánh, cây phải có 7- 8 cành. Điều này giúp cây non khỏe mạnh và dễ ra hoa.

>>> XEM THÊM: Hoa lan chưa khi nào hết hot, bạn đã biết cách chọn các loại cây khỏe đẹp, dễ trồng, dễ sống