Kỹ thuật hay thuần hóa hoa lan từ môi trường sống tự nhiên

Việc trồng lan rừng không dễ bởi người chơi cần giúp chúng thích nghi được với môi trường mới có khá nhiều khác biệt. Điều này đòi hỏi phải cần rất nhiều kỹ thuật.

Lan rừng là loài hoa sống cộng sinh trên các thân cây lớn, vách đá trong những khu rừng. Chúng sinh trưởng, phát triển với nguồn dinh dưỡng lấy từ những phần cộng sinh của mình.

Lan rừng là loài cây không ưa nước, khó thích nghi nhiều loại khí hậu vậy nên việc giúp lan thích nghi được với môi trường mới không phải dễ dàng và cần rất nhiều kỹ thuật.

Trước tiên, lan rừng ngay khi đưa về vườn cần kiểm tra tình trạng sức khoẻ của cây. Bằng mắt thường ta có thể quan sát bộ rễ của chúng xem tình trạng như nào để quyết định phương án xử lý rễ lan.

Nếu trong rễ cây có các mầm non và rễ phát triển bình thường thì nên giữ nguyên để chăm sóc.

Nếu rễ bị sâu, hỏng hoặc dập nặng ta cần cắt bỏ rễ sát gốc cách khoảng 1-2cm và chăm lại để ra rễ mới.

Khi vừa đưa hoa lan từ rừng về, ta cần xác định được vùng mang về để hiểu khí hậu nơi đó để lên kế hoạch tạo môi trường mới tương tự để cây dễ thích nghi, tránh trường hợp bị sốc.

Hoa lan cần môi trường sống ở nơi thoáng khí, có diện tích rộng. Khi lan rừng được trồng ở nhà cần có mái che lưới để giảm bớt ánh sáng trực tiếp.

Cũng tuỳ vào môi trường sống trước đó của lan rừng mà ta lựa chọn giá thể trồng thích hợp, thường là gỗ hoặc dớn. Gỗ thích hợp cho hầu hết khí hậu, dớn sợi thì phù hợp nơi có nhiệt độ nóng ẩm, dớn vụn cho những vùng lạnh, độ ẩm cao.

Trong quá trình chăm sóc những cây lan mới về vườn, cần liên tục quan sát mức độ hút nước của cây, thích nghi với nơi trồng, phân bón, ánh sáng,… để có sự điều chỉnh kịp thời tạo điều kiện cho thích nghi và phát triển khoẻ mạnh.

Nếu cần tách chiết cây, bạn nên chọn thời gian là mùa xuân mát mẻ, thời tiết dịu nhẹ. Không thực hiện việc chiết tách vào khoảng tháng 7- 11 trong năm vì đây là thời gian rễ chậm phát triển nhất.Bên cạnh kĩ thuật chăm sóc, người trồng lan luôn có một niềm đam mê, yêu thích với lan, mới có thể tỉ mỉ, tận tâm với loài hoa “khó tính” này.

>>> XEM THÊM: Tiết lộ cách chăm keiki lớn nhanh như thổi trong điều kiện thời tiết miền Trung