Lan đuôi chồn và cách nhận biết, cách trồng lan đuôi chồn chuẩn nhất

Người mới chơi lan thường nhầm lẫn giữa lan đuôi chồn (sóc ta) với lan đuôi cáo hay với lan đai châu. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách nhận biết loại hoa đuôi chồn rực rỡ này nhé!

Đuôi chồn có tên khoa học là Rhynchostylis Retusa, cùng loại lan với đai châu (ngọc điểm). Lan đuôi chồn phân bố ở những vùng rừng dưới 700m so với mực nước biển. Tại Việt Nam, chúng chủ yếu bám trên những cây bằng lăng cổ thụ khu vực miền núi Tây Bắc.

Đây là loài lan đơn thân sống lâu năm. Trong tự nhiên, chúng bám vào thân cây gỗ trong rừng để hút chất dinh dưỡng từ môi trường và nước mưa.

Lan đuôi chồn hay còn gọi là sóc ta.

Đặc điểm hình thái lan đuôi chồn

Đuôi chồn có các sọc trắng chạy dọc dưới lá. Mặt dưới của lá màu nhạt hơn so với mặt trên, các lá xếp đối xứng nhau, dày, cứng và mọng nước. So với đai châu, lá của chúng hẹp hơn và khum hình chữ .

Thân của đuôi chòn khá cứng cáp, thường mọc dựng đứng.

Rễ của chúng to và dài khá giống đai châu chứ không nhỏ như rễ đuôi cáo.

Đặc tính ra hoa của đuôi chồn

Đuôi chồn dễ trồng và sẽ cho hoa khi cây đã cứng cáp và đầy đủ chất dinh dưỡng. Khi đó mầm hoa được phân hóa và thường cho hoa trong khoảng tháng 4 đến tháng 6 dương lịch hàng năm. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào điều kiện thời tiết nên thời gian nở hoa có thể lệch đi một chút hoặc 1 tháng so với bình thường.

Những chùm hoa dài thướt tha màu trắng tím mọc từ các nách lá mang theo mùi hương hôi hôi đặc trưng của đuôi chồn. Chùm hoa đuôi chồn dài khoảng 30 đến 45 cm, mỗi bông nhỏ xếp sát nhau tạo thành hình một chiếc đuôi rất đẹp, đuôi chồn. Những bông hoa có kích thước khoảng 1,5 đến 2cm, cánh hoa bao gồm các chấm tím, riêng phần lưỡi tím hết.  Tuy nhiên, đuôi chồn có bông nhiều chấm tím, bông ít chấm tím, bông tím đậm, bông tím nhạt khá đa dạng.

Chính giữa bông hoa có hai mắt nhỏ màu đỏ đỏ mọc đối xứng nhau, ở giữa hai mắt là hình một chiếc mỏ nhọn, nhìn tổng thể bông hoa rất giống một chú chim đang chuẩn bị đậu xuống sân cực đẹp.

Dưới đây là một số hình ảnh lan đuôi chồn, các bạn nhìn kĩ để phân biệt lan đuôi chồn với các loại lan khác nhé:

Cách trồng lan đuôi chồn 

Phong lan đuôi chồn tương đối dễ trồng, dễ chăm sóc; có thể trồng trong chậu hay ghép gỗ, ghép lũa đều được.

Giá thể: gỗ, vỏ thông, than củi, đá bọt, viên đất nung,… xử lý diệt nấm trước khi trồng.

Đuôi chồn tương tự các loài lan đơn thân khác, bạn có thể thoải mái ghép theo ý thích của mình.

Khi trồng, lưu ý để ngọn cây hướng lên trên, gốc phải thoáng, có thể dùng dây thít nhựa hoặc bắn đinh vít để cố định đều được.

>>> XEM THÊM: Cách trồng và chăm sóc lan Đuôi cáo- loài lan rừng có hương thơm quyến rũ bậc nhất

Chăm sóc lan đuôi chồn

– Chế độ nước: Đuôi chồn là loài lan ưa ẩm. Nếu bạn trồng chậu thì ngày nên tưới 1 lần, nếu trồng gỗ hoặc lũa thì ngày tưới 2 lần vào sáng và tối, tránh tưới khi nắng to, nắng gắt. Mùa đông, giảm lượng nước tưới.

– Chế độ phân bón: Đuôi chồn thuộc dòng giáng hương nên cây cần hàm lượng phân bón tương đối cao, phù hợp với cả phân dê hoặc phân chùn quế. Ngoài ra, có thể kết hợp sử dụng phân bón lá dạng phun sương cho cây hấp thụ tốt hơn.

Trong thời gian cây chưa ra rễ, chỉ phun Vitamin B1 Grow more, định kì 3 ngày/ lần nồng độ 1-2ml/2.5 l nước. Sau khi cây đã ra được rễ mới, đồng thời phun B1 và bón phân 30-10-10 + TE grow more, liều lượng 1g/ 4 lít nước, phun ướt, cả 2 mặt lá, từ tháng 4-10.

Từ tháng 9, phun phân bón  6-30-30+TE grow more, nồng độ 1g/4lit. Từ tháng 10 trở đi, dừng bón phân để cây ra hoa tự nhiên.

– Chế độ ánh sáng: Cây ưa sáng, nên cho cây ăn nắng từ 70-80% ánh nắng tự nhiên nhưng không cho cây ăn nắng trực tiếp.

>>> XEM THÊM: Chi tiết cách trồng lan kiếm lớn nhanh như thổi ai cũng trầm trồ