Chi tiết cách trồng lan kiếm lớn nhanh như thổi ai cũng trầm trồ

Lan kiếm (tên khoa học Cymbidium) là cái tên xưa nay chưa từng hết hot trong giới chơi lan. Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu TOÀN TẬP các bước giúp loại lan này phát triển nhanh và sai hoa.

Giá thể trồng lan kiếm

Lan kiếm là một chi gồm trên 60 loài phân bố rộng rãi ở khu vực châu Á nhiệt đới và cận nhiệt đới. Có lẽ lan kiếm là 1 trong những loại lan “dễ tính” nhất khi chúng thích nghi với rất nhiều các loại giá thể khác nhau với yêu cầu cơ bản giữ vừa đủ ẩm, thoát nước tốt, thông thoáng khí như: vỏ thông, gỗ băm nhỏ, dớn cọng, vỏ lạc hun, trấu hun, đá bọt, than củi, giá thể tổng hợp, viên sỏi nhẹ, xơ dừa,…

Chú ý, với lan kiếm hay bất cứ loại lan nào trước khi trồng cần được xử lý giá thể thật sạch sẽ để đảm bảo môi trường sống của cây sạch nhất mà không chứa mầm bệnh hại cây trong thời gian sinh trưởng.

Cùng với đó, với cây lan kiếm nhỏ, ta sử dụng giá thể vừa và nhỏ; ngược lại đối với cây hoa lan kiếm trưởng thành hoặc từng bụi ta sẽ sử dụng giá thể vừa và lớn.

Có thể kết hợp các loại giá thể với nhau để tạo nên một loại giá thể hỗn hợp có nhiều ưu điểm và khắc phục được những nhược điểm lẫn nhau.

Chậu trồng hoa lan kiếm

Lan kiếm thích trồng trong chậu hơn là ghép lên giá thể khác bởi chúng ưa ẩm và không cần quá thoáng gió. Thông thường chúng ta hay dùng chậu xi măng hoặc chậu sứ để trồng lan kiếm.

Cần chọn loại chậu có đáy sâu vừa phải, miệng loe rộng bởi bộ rễ của lan kiếm có tốc độ phát triển nhanh chóng. Nếu chậu quá sâu sẽ kín khí, tốn giá thể và không gian đặt cây; nếu chậu quá nông sẽ không đủ không gian cho cây phát triển.

Cách trồng lan kiếm vào chậu

Đầu tiên, cho giá thể theo thứ tự kích thước to xuống dưới cùng, giá thể nhỏ lên trên. Sau đó, đổ giá thể lên trên để khoảng ¾ chậu thì đặt cây lan kiếm lên và tiếp tục rải giá thể xung quanh.

Một mẹo nhỏ cho người chơi lan là cho các miếng xốp không có khả năng hút nước, để kênh lên cho chậu thoát nước tốt và thoáng khí. Ngoài ra, cần để gốc cây lan kiếm hở, thoáng khí chứ đừng lấp mà chúng úng nước dễ chết.

Với cây bụi lan kiếm lớn, bạn dùng que tre cắm sâu xuống chậu và buộc cố định lá của chúng lại, tránh lay gốc.

Cuối cùng, đặt cây vào chỗ thoáng gió, tránh mưa nắng trực tiếp và để ngày hôm sau rồi bắt đầu tưới đẫm cho cây. Những ngày sau tưới định kì mỗi ngày 1 lần nhưng tuyệt đối không để giá thể ẩm liên tục sẽ lâu ra rễ hơn.

>>> XEM THÊM: Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao: Nâng cao chất lượng giống cây trồng, đặc biệt là hoa phong lan

Cách chăm sóc cây lan kiếm 

  • Chế độ nước

Lan kiếm không thích hợp với chế độ nước tưới khiến giá thể ẩm ướt liên tục. Vì vậy, bạn cần kiểm tra giá thể trước khi tưới, chỉ tưới khi giá thể đã khô. Bộ rễ luôn trong tình trạng ẩm ướt sẽ khiến cho cây không khỏe, dễ nhiễm bệnh và lâu ra rễ.

Giá thể trồng lan kiếm thường thoát nước nhanh nên có thể tưới nước cho cây 2 lần/ngày. Cụ thể, lần 1 tưới khắp cây gồm lá và giá thể cho cây ngấm nước dần. Sau khoảng 10-15 phút, bắt đầu tưới lại cho giá thể ngấm đủ nước.

Thời gian thích hợp nhất để tưới: Buổi sáng từ 7-8 giờ, hoặc chiều tối từ 5-7 giờ tối.

  • Chế độ nắng

Cây lan kiếm chịu nắng khá tốt, khoảng 50-70% ánh sáng tự nhiên. Vì vậy, bạn có thể yên tâm đặt lan kiếm dưới bóng cây thưa hoặc dưới tầng 2 của giàn lan.

Quan sát bằng mắt thường có thể biết tình trạng của lan kiếm thiếu hay thừa nắng. Nếu lá lan ngắn, bản to, có hiện tương ngà vàng và đầu lá khô thì cây đang bị thừa nắng; ngược lại, nếu lá cây vươn dài, bản lá nhỏ, xanh nhợt, mặt lá kém bóng và mỏng thì cây đang bị thiếu nắng.

  • Chế độ phân bón

Bạn có thể sử dụng phân bón hữu cơ (phân trùn quế, phân trâu bò ủ hoai mục hoặc ủ nấm trichoderma) và vô cơ (phân tan chậm) cho lan kiếm. Ở thời kỳ sinh trưởng, bạn có thể sử dụng phân bón NPK giàu đạm, trước khi cây ra hoa dùng phân bón hàm lượng Photpho và Kali nhiều hơn.

>>> XEM THÊM: Ngỡ ngàng với khu vườn lan ‘hái ra tiền’ ở Bình Chánh, TP HCM