Kỹ thuật trồng và chăm sóc địa lan TOÀN TẬP từ những nhà vườn chuyên nghiệp

Địa lan xuất xứ từ Trung Hoa sau đó được lan truyền đến các khu vực của Châu Á và ngày nay lan ra cả thế giới.

  1. Cấu tạo của địa lan

Rễ của địa lan Châu Á rất ít khi phân nhánh và do vậy rễ không đan xen vào nhau. Thân cây mới thường rất ngắn, 2- 3cm và hẹp 1,5cm. Thân cây đỡ nhiều lá, chúng phân nhánh từ mặt chậu. Lá của chúng có thể rất dày và dài phụ thuộc vào các loài.

Giả hành đóng vai trò là nơi dự trữ nước và chất dinh dưỡng chính cung cấp cho cây.

Địa lan châu Á là một loài lan đẹp được nhiều người yêu thích từ xưa đến nay, được xem là món quà mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người.

So với các loại lan khác, giả hành của địa lan nhỏ và không thể dự trữ được nhiều nước, vì vậy cần phải tưới nước thường xuyên trong suốt quá trình sinh trưởng của chúng.

Hoa của cây địa lan Châu Á thường nhỏ, ngồng hoa có thể cao gấp 2 lần chiều cao của cây.

>> XEM THÊM: Chi tiết cách trồng lan kiếm lớn nhanh như thổi ai cũng trầm trồ

Điều kiện phát triển của địa lan

Để Đại lan Châu Á ra hoa đẹp, đạt chất lượng cao, cần tuân thủ theo các nguyên tắc chăm sóc đặc biệt đến chất trồng, chậu trồng cây và các điều kiện phát triển.

  1. Chậu trồng địa lan châu Á

Nhiều thế kỷ, người trồng lan Châu Á sử dụng các loại chậu đặc biệt để kìm hãm sự phát triển của rễ theo bề rộng, theo chiều sâu của chậu và duy trì sự thông thoáng của địa lan.

Hiện nay, người ta thường trồng loại lan này bằng các loại chậu bằng nhựa có các lỗ thông thoáng bên cạnh của Đài Loan và Nhật Bản, một số trong chúng có thể tháo lắp được để dễ dàng kiểm tra rễ của cây.

Nếu dùng các chậu gốm sứ, nên ngâm chúng trong nước vài ngày trước khi trồng cây để ngừa việc đất sét hút ẩm của chất trồng. Với chậu tráng men cần phải được rửa sạch nhằm loại bỏ các chất bẩn, sáp hoặc chất đóng gói trước khi trồng.

  1. Chất trồng

Yêu cầu với chất trồng địa lan: Độ thoát nước, độ thoáng tốt, có hàm lượng dinh dưỡng cao, chống thối rễ và chi phí hợp lý. Để đáp ứng được các mục tiêu này, chất trồng phải là một hỗn hợp, thường là hỗn hợp vỏ thông, than củi và đá.

  1. Ánh sáng

Ánh sáng rất quan trọng đối với sự phát triển của địa lan. Thiếu ánh sáng cây sẽ yếu ớt và phát triển không bình thường, ngược lại thừa sáng sẽ làm hư hại lá cây hoặc làm thay đổi màu sắc của cây đối với các loại biến thể.

– Vào mùa hè, nếu trồng cây ở nơi có ánh nắng, cần che bớt ở mức 50-70%.

– Vào mùa đông, độ che sáng cần ở mức 20-50%.

  1. Nhiệt độ

Nhiệt độ lý tưởng cho sự phát triển của Địa lan là khoảng 20-30 độ C. Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm là 10 độ C.

Khi sống trong khí hậu có nền nhiệt lên đến 30 độ C, cần phải tăng độ thông thoáng và sử dụng hệ thống phun sương tự động hoặc hơi mát để gia tăng độ ẩm và giảm nhiệt cho môi trường

  1. Nước và độ ẩm

Địa lan châu á có 2 mùa tưới nước và kiểm soát độ ẩm rõ rệt. Trong đó mùa khô (mùa nghỉ đông từ tháng 10- tháng 3 năm sau) cần kiểm soát ở mức khoảng 40-60%, mùa hè (thời điểm sinh trưởng từ tháng 4 đến tháng 9) cần khoảng 70-90%. Vào thời gian này, người trồng cây trong nhà cần các khay nước đặt dưới đáy chậu cây để nâng độ ẩm.

Dù ưa ẩm nhưng địa lan Châu á ghét nước, thích khô ráo nhưng ghét nóng và khô. Bạn có thể kiểm tra độ ẩm ướt của lan bằng cách kiểm tra bằng tay để đảm bảo chất trồng phải ẩm nhưng không ướt.

Ngoài ra, yêu cầu thông thoáng là yếu tố vô cùng quan trọng với tất cả các loài Địa lan Châu Á.

>>> XEM THÊM: Cách trồng và chăm sóc lan Đuôi cáo- loài lan rừng có hương thơm quyến rũ bậc nhất