Gỗ trồng cần xử lý thế nào mới đúng chuẩn giúp lan phát triển khỏe mạnh?

Gỗ trồng lan chính là giá thể- nơi trú ngụ của rễ lan, vừa là nơi cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho chúng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cây sinh trưởng và phát triển.

  1. Gỗ trồng lan như thế nào là đạt yêu cầu?

Gỗ là loại giá thể mà nhiều người trồng lan thích sử dụng và thông dụng nhất từ xưa đến nay.

Gỗ trồng lan thì mỗi nơi một khác nhưng yêu cầu chung khi trồng lan là chọn loại gỗ lâu bền, không nhanh mục, không chứa tinh dầu, không chứa hóa chất.

Những loại gỗ thường dùng nhất là gỗ nhãn, vải, vú sữa, ổi, khế, vú sữa, căm xe,… Gỗ táo, gỗ xoài… không nên sử dụng bởi chúng cực kì nhanh mục. Gỗ thông cốp pha xây dựng, chứa hóa chất xử lý mối mọt nên cũng không sử dụng được.

Những loại gỗ thường dùng nhất là gỗ nhãn, vải, vú sữa, ổi, khế, vú sữa, căm xe,…

2. Cách xử lý gỗ trồng lan

Gỗ trồng lan cần được bóc vỏ trước khi sử dụng.

Bước 1: Bạn đem phơi khô gỗ, sau đó bóc hết vỏ ngoài đi. Bạn nên bóc lớp vỏ đi vì chỉ vài tháng đến 1 năm phần vỏ này mục khiến cây lan bị bong tróc từ phần vỏ gỗ. Đây cũng là một ổ bệnh nấm mốc, sên, côn trùng trú ngụ.

Một số loại lan khó bong vỏ như gỗ vú sữa nhiều người để nguyên vỏ trồng cũng rất tốt để giúp lan giữ ấm, bám rễ.

Thực chất lớp vỏ này giữ ẩm rất tốt. Nếu bạn xử lý được nấm thường xuyên thì có thể sử dụng. Tuy nhiên cá nhân tôi trồng lan ở miền Bắc, đa số là gỗ nhãn thì bóc cho lành!

Bước 2: Xử lý gỗ trồng lan bằng nước vôi. Vôi là chất kháng khuẩn, trừ nấm, dễ kiếm, giá rẻ, không độc hại để xử lý gỗ trồng lan.

Bạn ngâm gỗ vào nước vôi hoặc phun/tưới nước vôi vào gỗ trong vài ngày, sau đó phơi khô và ghép lan là ổn.

Bước 3: Bạn có thể cho gỗ vào nồi nước sôi và luộc chúng để tiêu diệt các vi khuẩn và các mầm bệnh có hại rồi phơi khô là có thể tiến hành ghép lan.

Luộc lên là nấm mốc đảm bảo bị tiêu diệt, nhanh, gọn, ghép lan luôn nhưng chỉ phù hợp với lũa, gỗ nhỏ có thể cho lọt vào nồi.

3. Sai lầm sử dụng gỗ mục trồng lan

Không dùng gỗ mục để trồng lan

– Gỗ mục khiến cây lan bám không chắc, dễ lay gốc

Gỗ mục cực nhẹ, gió thổi phát là giò lan đung đưa khiến gốc lan không có độ ổn định.

– Gỗ mục có khả năng hút ẩm rất cao, dễ gây úng nước cho cây

Chịu tác động của môi trường làm cho gỗ mục xốp, hút nước rất tốt vô tình khiến cho cây lan có một nguồn nước dự trữ tốt. Tuy nhiên, nếu bạn trồng lan treo ngoài trời chỉ cần mưa vài ngày liên tục thì nó sẽ hút nước nhiều khiến bộ rễ cây lan không được khô thoáng, rất dễ bị úng nước mà chết.

– Gỗ mục là nơi trú ngụ lý tưởng của côn trùng hại lan

Gỗ mục có đặc tính khá xốp, mềm, là nơi trú ngụ của nhiều loại côn trùng hại lan như rết, dế, sâu, ốc sên,…

Như vậy cần phải khẳng định chắc chắn gỗ trồng lan cần phải xử lý mới có thể ghép lan được.

>>> XEM THÊM: Cách trồng kie phi điệp vào chậu bằng đá bọt và dớn