Cách trồng kie phi điệp vào chậu bằng đá bọt và dớn

Cách trồng kie phi điệp vào chậu rất dễ. Tuy nhiên trồng thế nào để cách chăm sóc kie phi điệp được trồng vào chậu dễ dàng vẫn là câu hỏi lớn. Sau đây là chia sẻ về phương pháp trồng bằng đá bọt và dớn để mọi người tham khảo.

Chọn giá thể dùng trồng kie phi điệp trong chậu

Cách Trồng kie phi điệp đối với mình chỉ cho vào chậu là tốt nhất, giữ ẩm, ổn định, an toàn. Giá thể ta nên dùng là vỏ thông, sỏi nhẹ, đá nhẹ hoặc đá bọt núi lửa. Đá thấm thủy cũng ok, không có nữa thì lót xốp cũng được. Nói chung dùng loại nào cũng tốt. Trong bài hướng dẫn này Giá thể mình dùng chỉ có 2 loại là đá bọt và dớn chi lê.

Đá bọt chủ yếu làm nhiệm vụ độn chậu và hút ẩm. Về cơ bản thì đá đã được xử lý sạch rồi. Nên chúng ít chứa mầm bệnh và trứng côn trùng trú ngụ. Sự hiệu quả rõ nét nhất là đá hút thấm nước dư thừa từ mặt dớn dùng để ươm kie bên trên. Hàng này có bán ở tất cả các nơi, sẵn có, dễ mua, dễ dùng. Lại bền vĩnh cửu có thể tái sử dụng nhiều lần, tính ra rẻ hơn gỗ lũa nhiều nữa

Dớn chi lê (chất trồng hay dùng cho lan công nghiệp, lan cấy mô, lan hồ điệp…) Dớn đã được làm sạch bằng công nghệ nên đảm bảo, mềm, dễ sử dụng, không mủn, giữ ẩm mà lại không ướt. Kie phi điệp bén rễ chủ yếu bám, chui xung quanh lớp rêu. Dớn ít khi xiên xuống lớp đá nhẹ, sỏi nhẹ. Vì thế sau này lan phát triển có thể bê, nhấc cả cụm sang chậu khác mà không lo động rễ, đứt rễ, chột gốc.

Cách trồng kie phi điệp vào chậu

Cách trồng kie phi điệp trong chậu của mình khá đơn giản. Trước khi trồng bỏ rêu vào xô, chậu ngâm nước xé tơi để làm mềm. Rêu khi mua về chúng cũng đã được xử lý nấm bệnh côn trùng hết rồi. Nhưng để cẩn thận hơn thì mình hay cho chúng vào xô ngâm cùng antracol và staner để phòng bệnh về nấm, vi khuẩn sau này.

Sau khi đã chuẩn bị xong dớn thì cho đá bọt vào gần đầy chậu trồng kie phi điệp. Xả với nước mạnh để rửa hết lớp bụi bên ngoài đá. Buộc kie lan phi điệp cố định vào tã làm bằng dớn chi lê. Xếp chúng lên bề mặt chậu, tiếp theo là phủ kín dớn. Để chi tiết hơn các bạn xem hình minh họa nhé

 

Trồng kie phi điệp bằng cách này sau 1 thời gian kết hợp với cách chăm sóc tốt sẽ được như hình nha các bạn. Khi thay, chuyển chậu cho lan cũng rất dễ dàng:

Ưu điểm của cách trồng kie phi điệp vào chậu

Ảnh bên trên đã chứng minh tính hiệu quả của việc trồng kie phi điệp vào chậu bằng đá và dớn mà mình đã áp dụng. Lan phát triển tốt, chăm sóc nhàn hơn ghép lũa, chạy mưa bão nhanh. (Nhấc lên,hạ xuống, đặt dưới mặt nền… chơi hoa đặt mặt bàn, đôn chậu đều được).

Với cách trồng kie phi điệp vào chậu này khi thay giá thể sẽ không theo cách xưa nữa. Ý mình là thay vào mùa nghỉ của lan chẳng hạn. Nhưng qua trải nghiệm với lan nhà mình thì lan có bộ rễ khỏe, bám chặt khít giá thể thì nhấc thay bất cứ khi nào mình muốn.

Trồng lan bằng giá thể đá bọt, vỏ thông mới qua một năm mà bộ rễ đã ôm khít. Cắt chậu nhấc ra được cả khối giá thể, rất an toàn và cây không bị sốc, phát triển ổn định. Ngược lại nếu là lũa, dớn bảng thì khó, và đây là tính hiệu quả khi mình đầu tư giá thể sạch, tiện ích ngay từ đầu.

Cuối cùng vẫn là cách chăm sóc kie phi điệp được trồng vào chậu để có bộ rễ khỏe. Bóc ra mà thấy rễ hỏng nhiều thì nên hiểu giá thể và cách chăm sóc có vấn đề. Mọi sự phát triển, khỏe, ít bệnh của lan phụ thuộc phần lớn vào môi trường sống + giá thể sạch + cách chăm sóc. Muốn vậy bạn phải xác định được thời điểm nào nên bón phân gì cho hiệu quả. Cách chăm sóc cũng vậy.

>>> XEM THÊM: Các cách trị chuột cắn hoa lan hiệu quả nhất

Theo Lan Tự Nhiên