Điểm qua top 5 giá thể tốt nhất cho lan mà bạn nên biết

Lan khá kén môi trường sống. Người trồng hoa lan cần phải biết cách chọn và phối trộn giá thể thích hợp cho lan phát triển tốt, ra hoa đẹp.

Hiện nay, giá thể cho lan rất đa dạng về chủng loại và hình thức. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu 5 loại giá thể phổ biến và tạo môi trường tốt nhất cho lan sinh trưởng.

  1. Than củi

Than là loại giá thể phổ biến, rẻ tiền nhưng vẫn được nhiều chơi lan lựa chọn. Ưu điểm của lan là không có mầm bệnh và có khả năng giữ nước tốt. Đặc điểm này giúp than hấp thụ dinh dưỡng qua quá trình bón phân và thải ra dần qua sức hút rất mạnh của rễ lan.

Than khi dùng làm giá thể nên được chặt nhỏ vừa (kích thước 1 x 3 x 2 cm), không nên chặt quá nhỏ sẽ làm cản trở hô hấp của rễ.

Nhược điểm của giá thể lan là giữa ẩm kém. Vì vậy người trồng lan nên chọn những loại lan ít ưa ẩm để trồng trong than, nếu chọn giống không phù hợp rất dễ làm lan bị khô.

  1. Vỏ dừa

Vỏ dừa miếng và vỏ dừa chặt khúc từ lâu đã được xem như một loại giá thể gần gũi, rẻ tiền trong trồng lan. Giá thể này là có khả năng giữ ẩm tốt, thích hợp cho việc trồng các loại lan đa thân như vũ nữ, dendro,…

Trước khi sử dụng, nên xử lý vỏ dừa qua với  nước vôi 5% hoặc NaOH 2%. Đây là giá thể dễ mục, dễ mọc rêu, không thoáng và phải sử dụng thuốc  ngừa sâu bệnh thường xuyên. Sau một thời gian trồng, tiến hành ngâm cả giá thể và cây vào nước sạch để rửa mặn để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

>>> Xem thêm: Cách khắc phục đúng chuẩn khi Phi Điệp bị xoăn lá

  1. Dớn

Đây là dạng sợi của thân và rễ cây dương xỉ (Cybotium baronletz).

Dớn là một loại cây mọc nhiều ở các vùng thung lũng đồi núi Đà Lạt (Lâm Đồng). Sở dĩ dớn được chọn vì không bao giờ đóng rêu nhưng hút ẩm tốt.

Phân chia dớn thành 3 loại như sau:

  • Dớn sợi: là loại dớn già, hóa mộc, có dạng từng sợi (được ưa chuộng để trồng lan ở thành phố).
  • Dớn vụn: là những phần non của dớn. Loại này phù hợp trồng lan ở vùng lạnh vì độ hút ẩm cao và thiếu thoáng khí giúp nhiệt độ trong chậu cao hơn bên ngoài.
  • Dớn mềm: là loại dớn xuất thân từ rêu biển, được nhập khẩu từ nước ngoài và đang được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam. Ưu điểm của loại dớm này là giữ ẩm rất tốt và rất thích hợp cho hệ rễ lan phát triển. Tuy nhiên, loại này có giá cao, dễ bị rong rêu và úng nước trong mùa mưa.
  1. Gỗ và lũa

Đối với các loại lan ưa thoáng và có rễ đẹp có thể ghép gỗ.

Người miền Bắc hay dùng cây gỗ nhãn, dễ kiếm lại khá bền, lâu mục với thời gian. Người miền Nam hay dùng thân cây vú sữa, gỗ me để ghép.

Trước khi dùng gỗ này, bạn nên bóc vỏ để giúp rễ cây tránh bị nhiễm nấm khi vỏ cây bị mục.

Ngoài gỗ, nhiều người dùng lũa (thường là lõi của một số loài cây lấy gỗ lâu năm, bị chết vùi trong đất giờ được lấy lên) để trồng lan. Lũa có đặc tính bền với thời gian, lâu mục, hình thù đẹp nhưng bù lại thì giá thành lại rất cao.

  1. Vỏ thông

Vỏ thông có xuất xứ từ Đà lạt (Lâm Đồng) hoặc nhập ngoại. Ưu điểm của loại giá thể này là giữ nước và độ ẩm, khá thích hợp cho nhiều loại lan cho nên được nhiều người ưa chuộng.

Tuy nhiên, vỏ thông giữ lại những thành phần muối có sẵn trong nước và trong phân bón, nhưng chỉ ngấm được chừng 2/3 số Nitrogene trong phân bón và dễ bị mục nát trong khoảng 2-3 năm.

>>> Xem thêm: Chăm lan những ngày mưa nhiều đột nhiên nắng gắt như nào là tốt nhất?