Đ.ộ.c c.h.i.ê.u chăm sóc chậu phong lan bền, đẹp từ chủ vườn giàu kinh nghiệm miền Tây

Trồng lan, thưởng lan tại nhà rở thành sở thích của nhiều người, không chỉ làm cho ngôi nhà thêm sinh động, đầy màu sắc mà còn giúp chủ nhân thư giãn tinh thần sau những buổi làm việc căng thẳng.

Chủ vườn lan miền Tây chia sẻ nhiều kinh nghiệm chăm lan quý.

>>> XEM THÊM: Cách trồng lan rừng vào chậu và bí quyết chăm lan phi điệp ra hoa tím tuôn dài miên man của 9X Đắk Nông

Anh Võ Thanh Tùng, là chủ vườn lan lâu năm ở phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng cho biết, ở TP Cần Thơ, có sự góp mặt của các giống lan như: Dendrobium, Phalaenopsis (Hồ điệp), Oncidium (Vũ nữ), Vanda, Cattleya (Cát lan)…

Trong đó, lan Dendrobium, lan hồ điệp là những loài được người chơi khá ưa chuộng tại thị trường Cần Thơ. Với nhiều năm kinh nghiệm chơi lan, anh Tùng có nhiều chia sẻ riêng độc đáo chăm cách chăm cây của mình.

Theo anh, để sở hữu một chậu lan bền và đẹp theo thời gian, người trồng nên tìm hiểu đặc điểm, đặc tính của từng loại lan. Chẳng hạn, lan Cattleya thường cho hoa cả 4 mùa; Oncidium chỉ ra hoa vào mùa xuân và hạ; Vanda khoe sắc vào màu xuân, hạ và thu; Hồ điệp ra hoa khi bước vào mùa đông, xuân và hạ…

Không chỉ vậy, trước khi mua lan, người trồng còn phải chú ý đến khí hậu, môi trường xung quanh ngôi nhà để tìm vị trí trồng lan. Bởi thiếu ánh nắng cây sẽ èo uột và không ra hoa, còn nắng quá gắt thì cây còi cọc, dễ chết…

Tìm hiểu về cây lan cũng chưa đủ, ta còn cần tìm hiểu về trình trạng sinh trưởng của cây để chọn được một chậu lan khỏe mạnh. Người trồng nên chọn mua những cây khỏe mạnh, tươi tốt, trên lá không có những đốm đen, vệt lõm xuống là những dấu hiệu của bệnh tật và vi-rút…

Tình trạng thường gặp của người mới chơi lan là khi mua lan hoặc được ai đó biếu tặng thì hoa nở rất đẹp nhưng sau đợt hoa đầu tiên, thời gian sau cây cũng suy yếu dần. Biểu hiện dễ thấy là lá rụng, thân khô và từ đó về sau cây không ra hoa nữa, nếu có thì hoa cũng rất kém: hoa ít, hoa nhỏ và màu sắc nhợt nhạt.

Nguyên nhân ở đây là do chúng ta không chăm sóc hoa lan đúng cách. Trồng lan không cần phải ngày nào cũng tưới nước, chúng ta nên dùng tay để kiểm tra, nếu thấy gốc còn ẩm thì không tưới thêm nước. Sau khi lan ra hoa, chúng ta nên cắt bỏ phần nhánh hoa đã tàn tránh cho cây bị mất sức. Tiếp đó là thời kỳ chăm bón, phục hồi sức sống cho cây phong lan – anh Võ Thanh Tùng chia sẻ.

Đồng quan diểm, anh Đỗ Quốc Khánh, người có kinh nghiệm nhiều năm chơi lan ở phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều (Cần Thơ), chia sẻ, trồng lan là cả một nghệ thuật, không thể áp dụng theo “công thức” cứng nhắc.

Phần đông chúng ta mua cây tại các vườn lan có nhiệt độ, độ ẩm, ánh nắng hoàn toàn khác hẳn với nơi ta để lan. Cho nên, lan có thể bị “sốc” khi mang về nhà. Khi mua lan về, chúng ta đừng vội tưới nước hay mang ngay ra ngoài trước khi cây làm quen dần dần với môi trường mới.

Hãy để lan vào chỗ rợp mát và thoáng gió sau đó sẽ di chuyển dần dần ra chỗ để cố định. Không nên thay đổi vị trí cây một cách liên tục, cây sẽ không thích nghi kịp hướng sáng, ẩm độ cây sẽ sinh trưởng kém, hoa dễ bị rụng- anh Khánh bật mí.

>>> XEM THÊM: Hai loài lan rừng quý hiếm chỉ có ở tỉnh Tuyên Quang, hoa lan phi điệp tím ở đây thì đẹp “phát hờn”