Tìm hiểu lan ngô đồng – Huyền thoại bị lãng quên

lan ngô đồng

Lan ngô đồng đã từng rất được ưa thích, vì vẻ ngoài to khỏe, sức sống mãnh liệt, được điểm tô bởi những chùm hoa vàng nhỏ nhắn, nhưng lại tỏa hương ngào ngạt. Thế nhưng hiện tại lan ngô đồng không còn nhiều người trồng hoặc chỉ trồng cho đủ bộ sưu tập mà thôi. Chúng ta cùng khám phá loài lan đặc biệt này ngay nhé!

Phân biệt lan ngô đồng 

Rất nhiều người mới chơi lan sẽ bị nhầm giữa lan ngô dồng với lan ngọc điểm, chồn hay cáo. Tuy nhiên, trong mắt nhiều người, lan ngô đồng lại là l loại rẻ tiền, hoa sớm nở tối tàn và không có vẻ gì đặc sắc.

Nhưng với những người yêu nét đẹp dung dị, dân giã, lan ngô đồng được yêu thương với những tên gọi mỹ miều như lan núi đá, lan lưỡi bò, tuyệt lan nhiều hoa, hoa cam cứng.

Trên thế giới, lan ngô đồng phân bố rộng từ châu Phi qua Ấn Độ đến Trung Quốc, Malaysia, Lào, Myanmar, Nepal, Thái Lan.

Ở Việt nam, lan ngô đồng sống ở những cánh rừng có độ cao trung bình của các tỉnh Hòa Bình, Nam Hà, Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cát bà, Kontum, Daklak, Lâm Đồng.

lan ngô đồng

>>> Bạn có thể xem thêm:Cách trồng hoa lan không giá thể tưởng khó mà dễ

Đặc điểm nổi bật của lan ngô đồng 

Lan ngô đồng sống khỏe và dễ tính nên cây sinh trưởng rất tốt, lá mượt, rễ nhiều, như biểu tượng sức sống của vườn lan.

Thân lan ngô đồng thẳng, cao khoảng 30cm – 100cm với đường kính khoảng 1.5cm. Lá dày và cứng, phiến lá thuôn dài đầu lá hơi cong, lá dài khoảng 20cm, với chiều rộng không quá 2.5cm

Lan ngô đồng cho hoa theo chùm nhỏ, mọc đối và ôm sát vào nách lá. Chùm hoa rất ngắn 2cm – 3cm, to 1.5cm – 2cm với 10 – 12 hoa.

Hoa tuy không sặc sỡ nhưng thanh mảnh, cánh hoa vàng đậm với các vệt nâu sẫm. Cánh môi màu trắng, có vệt hồng đỏ, mép gợn sóng và tỏa hương thơm.

Thời gian nở hoa khoảng tháng 2 đến tháng 4 hàng năm. Thời gian chơi hoa khoảng 20 – 30 ngày.

Công dụng của lan ngô đồng 

Cây rất khỏe, dễ trồng, dễ chăm sóc và cho hoa đều mỗi năm, hoa bền do đó hoa được nhiều người chơi lan ưa chuộng.

Ngoài ra, ở nhiều nước còn dùng gốc cây lan ngô đồng để trị viêm khớp, thấp khớp, đau lưng, đau thần kinh tọa. Bên cạnh đó, một số nơi còn đắp cây lan ngô đồng để trị gãy xương.

lan ngô đồng

Cách trồng lan ngô đồng 

Vì lan ngô đồng dễ trồng và chăm sóc nên bạn có thể trồng trong chậu hay ghép gỗ như nhiều loại lan khác đều được. Tuy nhiên, nên chọn những giá thể bền và thoát nước tốt.

Cho giá thể vào chậu, sau đó mang cây con trồng xuống và tưới nước. Vì cây lan ngô đồng là cây ưa sáng bán phần nên để cây ở những nơi ít nắng, có ánh nắng chiếu xiêng như ban công, hiên nhà.

Ngoài ra, có thể để cây dưới bóng của những cây khác. Tuyệt đối không để cây dưới ánh mặt trời trực tiếp nhất là những trưa hè nắng nóng.

>>> Đọc thêm:Tuyệt chiêu làm đậm màu hoa lan rừng hiệu quả

Cách chăm sóc lan ngô đồng 

Chăm sóc lan ngô đồng, bạn chỉ cần tưới nước cho cây 1 – 2 lần/ ngày. Tưới vào sáng sớm và sớm chiều, tránh tưới nước vào đêm muộn sẽ làm cây dễ bị nấm bệnh xâm nhiễm.

Tuy cây lan ngô đồng dễ chăm sóc, nhưng để cây sinh trưởng và phát triển tốt, đặc biệt là cây có sức ra hoa hàng năm thì bạn nên bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng cách các loại phân hữu cơ như phân trùn quế viên nén, phân dê…

Đồng thời, bạn có thể bổ sung vitamin, khoáng chất đầy đủ cho cây bằng dịch chuối, powerfeed… Ngoài ra, khi cây ra ngồng hoa, bạn cần thêm phân dơi, seasol vào chế độ phân bón của cây để hoa nở to, màu đẹp, hương thơm đậm đà.

Đôi khi, cây có triệu chứng héo nhẹ, tuy nhiên hiện tượng này không gây hại, thậm chí có thể là dấu hiệu cho sự ra hoa.

Lan ngô đồng rất dễ trồng và chăm sóc, nếu bạn cũng yêu nét đẹp giản dị này, hay bạn muốn sưu tầm, đa dạng vườn lan nhà mình thì trồng ngay một vài cây lan ngô đồng nhé.