Kỹ thuật trồng lan đai châu miền Bắc

Lan đai châu là loài lan cho hoa đẹp, mùi hương thơm mà còn nở đúng vào dịp Tết. Nhưng ở mỗi miền, với đặc trưng khí hậu khác biệt nhau nên bạn cũng cần chú ý cách trồng và chăm sóc lan đai châu sao cho chuẩn và hợp với quá trình phát triển của cây lan nhất. Vậy ở miền Bắc thì cần trồng và chăm sóc lan như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây ngay nhé. 

Nếu bạn ở phía Bắc thì nên chọn mùa Xuân – Hè ươm cây, vì mùa Thu – Đông hanh khô, gặp lạnh, nghinh xuân sinh trưởng rất kém, dễ bị héo, chậm mọc rễ.

Chú ý bạn đừng lấy những ngọn non mơn mởn, nó sẽ bị sút rất nhiều. Nên chọn những ngọn đanh chắc lá. Nếu bạn ươm vào vụ này, nên cắt bỏ ngồng hoa từ khi mới nhú để tập trung sức cho cây mọc rễ, nếu để ra hoa cây sẽ bị kiệt sức, chuồn lá, rất chậm mọc rễ.

Trồng lan đai châu miền Bắc

Khi mới mua về, cắt sửa chổ nào thì bôi vôi hoặc thuốc Daconil vào đó, hoặc pha thuốc nhúng hoặc phun ướt toàn bộ, treo 2-3 ngày cho liền sẹo. Sau đó ngâm phần gốc bằng ANTONIC 1/500 + B1 1/1000 trong 30 phút, lại treo tiếp 2-3 ngày.

Tiếp theo, cứ 2 lần/tuần, pha 30-10-10 hoặc 20-20-20 với ROOTPLEX (hoặc KELPACK, là 2 loại chất kích thích sinh trưởng rất tốt cho ươm cây) 1/4 liều, bón luôn. Hai tuần sau đã thấy nhú rễ, khi rễ nhú dài độ 1 cm là ghép lên giá thể luôn. Rễ mọc tiếp sẽ bám nhanh, cây ít bị kiệt sức, ít bị chuồn lá, phục hồi sinh trưởng rất nhanh. Sau đó, chỉ dùng ROOTPLEX hoặc B1 2-3 tuần/lần vào phân.

Thời gian này phải để ở nơi ẩm mát, tránh nắng. Không được tưới ướt mà chỉ phun sương cho lấm tấm nước bám lên thôi, bón phân cũng vậy, và chỉ ở mặt dưới lá.

Với những kinh nghiệm chia sẻ trên đây, mong rằng bạn có thể áp dụng cho những giò lan nhà mình nhé. Chúc bạn có những giò lan đai châu khỏe đẹp và hoa nở bền đẹp nhé.