Kĩ thuật trồng lan cắt cành hiệu quả lại đơn giản nhất

Lan cắt cành là những giống lan trồng để cắt lấy hoa thương phẩm như Dendrobium, Dendrobium, Oncidium, Vanda, Mokara,…

Dưới đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách trồng lan cắt cành đạt hiệu quả cao.

  1. Kĩ thuật trồng lan cắt cành

– Chọn giống lan cắt cành

Có nhiều cách để nhân giống hoa lan như cấy mô, tách chiết cây con từ cây mẹ.

– Địa điểm trồng lan cắt cành

Địa điểm làm giàn lan có thể là trước sân nhà, đất trống bên cạnh nhà; là đất vườn, đất ruộng, đất bưng đều được, miễn là nơi đó mát mẻ, thông thoáng và gần nguồn nước tưới.

– Hướng trồng

Chọn hướng đúng hướng giàn lan, tránh được ánh sáng trực tiếp từ mặt trời, tránh làm cho héo cây, cháy lá.

Lợp lớp lưới che cho giàn lan thẳng góc với đi của mặt trời, để bên trong giàn lúc nào cũng nhận được ánh sáng tạo điều kiện cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

– Khung sườn giàn lan

Cột chống đỡ cho giàn lan thường bằng trụ xi măng hoặc trụ sắt hoặc cây với chiều cao 3- 3,5 m, chiều rộng tuỳ theo kích thước vườn. Nóc có thể làm theo kiểu nhà mái, tốt nhất là nóc bằng.

– Mái che cho lan

Hiện nay, mái che giàn lan thường dùng bằng lưới và có 2 loại: lưới đen và lưới xanh.

Ưu điểm của mái giàn với lưới thì vừa nhẹ, vừa dùng được lâu. Khi lợp lưới nên căng cho thẳng và chằng dây kẽm thật  chắc để khỏi bị võng xuống.

– Giàn treo lan

Giàn có tác dụng che chắn bớt ánh sáng cho lan và tạo sự thông thoáng cần thiết cho vườn. Nên làm giàn treo trên 3m, bên dưới giàn, khoảng 1,6m để tiện chăm sóc, thu hoạch; khoảng cách giữa 2 cây khoảng 30- 35 cm.

– Chọn giá thể trồng lan cắt cành

Giá thể trồng lan cắt cành có thể là than gỗ, xơ dừa, gạch, vỏ cây thông, dớn,…

2. Một số cách trồng lan cắt cành phổ biến

– Trồng lan cắt cành trong chậu

Chậu trồng lan có thể là chậu gỗ, chậu đất, chậu nhựa. Lưu ý chọn loại chậu có đáy đều trổ nhiều lỗ thoát nước và thông hơi.

– Trồng lan thành băng bằng xơ dừa

Chọn xơ dừa của những quả già, khô xé ra to bằng bàn tay. Xếp các mảnh xơ dừa thành băng dài trên giàn mặt lưng quay xuống, mặt ruột lõm quay lên, cố định chúng bằng 2 thanh nẹp tre ở 2 bên. Hoặc xếp xơ dừa theo chiều đứng thành từng bánh khoảng 3- 5 cm. Dùng cọc tre có mũi nhọn cắm thẳng vào giữa miếng xơ dừa để làm cọc đứng. Buộc cây lan vào cọc, gốc lan xát với xơ dừa.

Cách chăm sóc: Tưới nước ít hơn so với trồng bằng than trong chậu. Sau 2-3 năm thay lại xơ dừa khi đã mục.

– Trồng lan thành luống:

Làm luống cao 15- 20 cm, rộng khoảng 1m. Cuốc đất thành cục càng lớn càng tốt để tạo lỗ hỏng làm thông thoáng bộ rễ. Hai bên luống dựng 2 hàng cọc đứng có nẹp tre theo chiều ngang để đỡ cây.

Cọc cao khoảng 1- 1,5m; khoảng cách giữa 2 hàng là 30-  50 cm.

3. Phòng trừ sâu bệnh trên lan cắt cành

 

– Bệnh hại trên lan:

+ Bệnh đen thân cây lan: Phòng bệnh bằng cách tách những cây bị bệnh để riêng và dùng thuốc phòng trừ hay nhúng cả cây vào thuốc trị nấm. Nếu cây lớn hơn, ta tiến hành cắt bỏ phần thối sau đó phun thuốc diệt nấm như Carboxin 1/2000; Zineb 3/2000; Benlat 1/2000.

+ Bệnh đốm lá thường phát sinh mạnh trên cây lan Dendrobium. Chúng thường xuất hiện trong mùa mưa ở những vườn lan có độ ẩm cao.

+ Bệnh thán thư phát triển mạnh vào mùa mưa nên phải phòng trừ trước. Thường cắt bỏ lá vàng rồi phun thuốc diệt nấm 5- 7 ngày/1 lần.

+ Bệnh thối mềm vi khuẩn thường xuất hiện khi thời tiết ẩm ướt mô bệnh bị thối úng, thời tiết khô hanh mô bệnh khô tóp có màu trắng xám.

– Sâu hại lan:

+ Rệp vảy: Rệp thường bám trên các thân giả hành còn non.

Dùng bàn chải chà xát rồi nhúng cây lan vào dung dịch thuốc Malathion 50 pha loãng để phòng trị bệnh.

+ Bọ trĩ thường xuất hiện vào mùa nắng. Tiêu diệt chúng bằng cách dùng Malathion 5 mg/bình 4 lít nước, phun 1 tuần/lần liên tiếp liên tục trong 3 tuần.

>>> XEM THÊM: Chi tiết cách làm giàn lan tại nhà đơn giản mà đẹp, mang lại hiệu quả cao