Chi tiết cách làm giàn lan tại nhà đơn giản mà đẹp, mang lại hiệu quả cao

Người trồng lan chuyên nghiệp coi tầm quan trọng của giàn lan như chính sự ảnh hưởng của ngôi nhà đối với con người!

Làm giàn lan nhằm mục đích tạo “tiểu khí hậu” để tạo điều kiện phù hợp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Có nhiều giàn lan khác nhau phụ thuộc vào sở thích của người chơi, dịch tích trồng lan hay điều kiện khí hậu vùng miền cũng như mục đích trồng lan. Tuy nhiên, dù là giàn lan kiều gì, bạn cũng nên tuân thù một số nguyên tắc dưới đây nhé:

– Giàn lan cần dùng thép không rỉ hoặc ống kẽm nước. Phần trụ dùng ống tròn đường kính 49mm hoặc 60mm, khung dùng sắt hộp vuông 30mm, dày trên 1ly4.

Nếu làm giàn lan bằng gỗ, tre, tầm vông cần phải thay lại giàn sau 2 năm.

– Chiều cao giàn khoảng 3m – 3,5m, tầng dưới cách tầng trên ít nhất 1,2m. Với chiều cao này người chơi có thể treo được 2 tầng, tầng trên là các loại lan ưa nắng, tầng dưới hợp với các dòng đơn thân như Ngọc Điểm, Sóc Lào, Đuôi Chồn,… và dưới đất có thể để được cả địa lan hoặc bể cá nhỏ tạo độ ẩm, mát cho vườn

– Các thanh ngang dọc bên trong cách nhau ít nhất 50cm. Tránh treo quá sát sẽ dễ gây beenhjm kém thông thoáng từ đó lan phát triển chậm.

– Để lan nhận ánh nắng vào buổi sáng nhiều nhất, bạn nên làm giàn theo góc vuông hướng mặt trời di chuyển.

– Nên phủ giàn bằng lưới thái xanh hoặc đen trên và xung quanh, ánh sáng 60-70%.

– Có thể phủ nilong bóng kính (màng nhà kính) để hạn chế nấm và vi khuẩn.

– Nếu bạn trồng lan ở miền Bắc, nên gắn cố định nilon phía trên, phía dưới là lưới có thể gỡ ra được khi cần cung cấp cho lan thêm ánh sáng. Nên che nilon 1 phần của giàn chứ không cần thiết phải che toàn bộ giàn.

>>> XEM THÊM: Ứng dụng công nghệ cao ở vùng chuyên canh hoa lan lớn nhất Thủ đô