Hướng dẫn cách chăm sóc hoa Phong Lan khi trồng trong nhà

Nhiều người thích đặt các chậu hoa lan trong phòng hoặc ban công trong nhà nhưng lại không biết cách chăm sóc như nào cho đúng, sợ làm hoa xấu hoặc tồi tệ hơn là chết cả chậu hoa trong khi rất yêu quí chúng. Vậy bạn hãy chú ý một vài điểm sau khi trồng hoa Lan trong nhà để cây phát triển tốt và cho nhiều bông đẹp.

Những kinh nghiệm chăm sóc cho hoa lan treo trong nhà:

– Khi mua từ cửa hàng hoa Lan thường được để trong chậu nhựa không đẹp chút nào. Bạn có thể dùng một chiếc chậu gốm để thay thế như thế sẽ đẹp hơn. Hãy lấy mấy cây lan ra khỏi chậu cũ, rồi cẩn thận đặt chúng vào chiếc túi nhựa rộng và cho vào trong chậu gốm. Lưu ý: luôn giữ cho thân cây đứng thẳng trong quá trình di chuyển. Khi cho cây lan vào chậu, có thể dùng giấy báo để cố định thân cây. Khi trồng, sắp xếp để các cành hoa cùng hướng về một phía như thể đàn cá cùng bơi về một hướng, vậy mới đẹp

– Chọn vị trí đặt: đặt ở những vị trí râm mát, đủ ánh sáng nhưng không quá nhiều. Tránh đặt ở những chỗ có ánh nắng gay gắt sẽ làm cây bị cháy lá và chết dần. Và bạn cũng cần chú ý là không nên thay đổi vị trí đặt chậu hoa liên tục vì cây sẽ không thích nghi kịp với độ ẩm và hướng sáng sẽ làm hoa nhanh rụng. Hoa lan không chịu được nóng quá hoặc lạnh quá, đặc biệt phải luôn đảm bảo độ ẩm cho cây.

Kỹ thuật cơ bản khi chăm sóc hoa lan trong nhà

Chế độ nắng cho các loại hoa lan:

Mokara, aranda, renanthera :……………………………70-80% ánh sáng trực tiếp.

Dendrobium:…………………………………………………….60- 70% ánh sáng trực tiếp.

Cattleya, Vanda lá rộng…………………………………….50- 60% ánh sáng trực tiếp.

Oncidium ( vũ nữ)……………………………………………..40- 50% ánh sáng trực tiếp.

Phalaenopsis (Hồ điệp)………………………………………30% ánh sáng trực tiếp.

– Đảo bảo luôn có cột đỡ để thân cây bám vào không bị gãy

– Không tưới quá nhiều nước, 1 tuần chỉ tưới từ 1-2 lần với lượng nước nhỏ. Nên dùng rong rêu hoặc các chất giữ ẩm như xơ dừa chẳng hạn phủ quanh gốc cây để cung cấp độ ẩm vừa đủ cho cây. Có thể dùng nước gạo để tưới cho cây có thêm dưỡng chất hoặc tưới phân NPK 20-20-20 xen kẽ với 10-30-30 trong suốt thời kỳ cây mang hoa. Tỷ lệ phân đa lượng này sẽ giúp hoa lâu tàn, giữ màu sắc đậm đà, rực rỡ

– Không giữ hoa trên cây quá lâu, khi hoa còn vài bông lác đác nên cắt bỏ để dưỡng thân chuẩn bị cho chu kỳ ra hoa tiếp theo. Sau thời kỳ dưỡng cây (thường là từ 3 đến 4 tháng) cây tươi tốt, khỏe mạnh là lúc chúng ta có thể xử lý kích thích cho cây ra hoa trở lại. Thời kỳ kích hoa phải để nắng nhiều hơn trước khoảng 10- 20%

– Khi giả hành mới (tức nhánh phong lan con mới nảy ra từ gốc cây mẹ) cao bằng ½ giả hành trước ta áp dụng chế độ phân bón NPK với tỷ lệ 6-30-30 hoặc 10-52-17 cho đến khi cây ra hoa.  Khi thấy cành hoa mới xuất hiện ta trở về chế độ phân NPK 20-20-20 xen kẽ với chế độ 10-30-30 cho đến lúc cành nở bông hoa đầu tiên. Lúc này có thể dùng thuốc hóa học Lannat liều lượng 25g/lit để xịt ngừa ruồi đực búp hoa.

Trên đây là toàn bộ những kỹ thuật cơ bản bạn cần nắm rõ trong việc chăm sóc và phát triển hoa phong lan khi trồng trong nhà để cây khỏe mạnh và cho hoa đẹp. Chúc các bạn thành công!

Theo Vuachienham

>>> XEM THÊM: Đối với thân thòng và đơn thân, thời điểm nào ghép lan hiệu quả nhất trong năm