Đây là cách trồng lan kiều cực kì hiệu quả, tiết kiệm giống

Bài viết giúp bạn có đầy đủ kiến thức trồng và chăm sóc lan kiều chuẩn nhất, giúp cây phát triển nhanh nhất mà tránh được sâu bệnh.

Đặc điểm của phong lan kiều

Phong lan kiều (thủy tiên) có nhiều loại từ kiều vàng, kiều vuông, kiều tím, môi tua, dẹt, mỡ gà và chúng có đặc tính tương tự nhau, do đó bạn có thể dễ dàng thuần hóa được chúng. Chúng phân bố khắp cả nước, khí hậu nào nó cũng có thể thích nghi được. Việc chăm sóc lan kiều khá đơn giản, bạn chỉ cần giúp cây làm quen khí hậu và có đủ chất dinh dưỡng để phân hóa mầm hoa.

Đa số các loài phong lan kiều đều ưa thích giá thể ẩm nhưng đảm bảo được độ thoáng, ưa nắng với nền nhiệt từ 20- 35 độ ngoại trừ lan kiều dẹt ưa nền nhiệt mát mẻ hơn (từ 20- 28 độ C).

Chúng cũng khá ưa nắng tầm 60-70%, nên treo dưới 1 lớp lưới xanh là ổn.

Có rất nhiều cách trồng lan kiều, phổ biến nhất là trồng chậu hoặc trồng gỗ, dớn, lũa.

Xử lý giá thể gỗ trước khi trồng lan

– Cách xử lý than trồng lan

Đây là cách trồng lan kiều phổ biến nhất mà nhiều người áp dụng. Cách trồng này vừa có thể tiết kiệm được diện tích trồng, vừa giúp cây giữ ẩm tốt, phát triển nhanh, vừa dễ dàng di chuyển đi xa. Tuy nhiên người chơi cần đặc biệt lưu ý khi ghép lan kiều vào chậu cần quan tâm đến chế độ nước để tránh cây bị úng nước.

Giá thể chúng ta có thể trồng là vỏ thông, dớn cọng, than củi, đá bọt, viên đất nung, mùn cưa, rêu, xơ dừa… Phù hợp nhất là khi bạn sử dụng giá thể dớn cọng, vỏ thông, than củi và rêu trộn chung với nhau.

Dưới đây là gợi ý trồng lan kiều với giá thể vỏ thông + than củi cỡ lớn khoảng ngón chân út lót dưới đáy chậu.

Cụ thể, lớp trên bạn nên làm một miếng xốp loại không hút nước lót xuống đáy chậu, vừa tiết kiệm giá thể, vừa giúp thoát nước tốt, nhẹ giàn. Lớp tiếp theo bao gồm dớn cọng trộn cùng với vỏ thông. Lớp trên cùng là rêu trộn vỏ thông cỡ nhỏ. Cần cố định dây treo vào chậu rồi bắt đầu ghép lan kiều lên sao cho phần rễ của lan kiều vừa chạm mặt giá thể để giúp cây bắn rễ nhanh chóng mang không sợ cây bị lay gốc.

Vì lan kiều ưa thích sự thông thoáng nên khi trồng cần để phần gốc cây nhô hẳn lên trên, không bị vùi lấp. Cũng không cần cho quá nhiều rêu lên bề mặt chậu, chỉ để một chút chúng có thể dễ dàng bám rễ xuống.

Lan kiều trồng trong chậu thích hợp với tất cả các loại kiều, người chơi chỉ cần lưu ý chọn chậu có nhiều lỗ hổng giúp giá thể đảm bảo sự thông thoáng nhất mà vẫn giữ được ẩm cho cây. Nếu có điều kiện bạn có thể dùng chậu gỗ với ưu điểm bền đẹp, vừa thoáng gốc giúp thoát nước tốt.

Trồng phong lan kiều vào dớn bảng, dớn đĩa

Bạn có thể tìm mua dớn ở bất cứ cửa hàng bán phụ kiện trồng lan với giá không quá cao.

Trước khi ghép lan kiều, đừng quên xử lý giá thể trước rồi thiết kế móc treo. Đối với dớn bảng, sử dụng dây thít nhựa xuyên qua 2 bên là dễ dàng cố định được gốc. Với dớn đĩa, bạn có thể sử dụng súng bắn đinh và dây để cố định gốc.

Phong lan kiều ghép vào dớn bạn nên nhét thêm một chút rêu cực mỏng hoặc dớn chi lê để có thể giữ ẩm hiệu quả nhất cho cây.

Trồng phong lan kiều trên gỗ lũa

Đây là giá thể làm cho giàn lan bị nặng, khó di chuyển, vận chuyển và đặc biệt khiến làm chậm phát triển nhất so với các loại giá thể khác do không giữ được nhiều nước. Ưu điểm khi lan kiều trồng trên gỗ lúa là giúp cây có sức sống mãnh liệt, chắc do bộ rễ thoáng giúp tránh được bệnh, nấm hại

Cách ghép lan kiều vào gỗ cũng tương tự như cách ghép lan đùi gà vào gỗ.

>>> XEM THÊM: Giá thể trồng lan số 1 siêu bền, rẻ- vỏ thông: Kinh nghiệm xử lý sạch sẽ, không bị mốc