Đặc điểm lan rừng trên các vùng miền Việt Nam

Số lượng lan rừng được tìm thấy tại Việt Nam khá nhiều, mỗi vùng miền lại có những loài hoa lan đặc trưng để thích nghi với điều kiện sống. Cùng tìm hiểu những giống hoa phong lan rừng trên lãnh thổ Việt Nam cùng chúng tôi nhé.

1. Vùng miền Đông Nam Bộ

Đặc điểm lan rừng trên các vùng miền Việt Nam
Đặc điểm lan rừng vùng đông nam bộ

Rừng tại khu vực này hiện không còn nhiều nhưng sự phát triển của lan rừng cũng rất đa dạng, phong phú. Hoa lan mọc nhiều trên các loại cây như Vừng, Râm, Sến Mủ, Dầu Con Rái… Có thể kể đến một số giống lan đẹp và đặc trưng cho khu vực Đông Nam Bộ như:

Đuôi cáo – Aerides Miltiflora; Ngọc Điểm – Rhynchostylis gigantea; Giáng Hương – Aerides faclcata; Đuôi Chồn – Rhynchostulis retusa; Hỏa Hoàng – Ascocentrum minitatum

Không chỉ vậy, tại đây người ta còn tìm thấy một số giống lan đất như lan Bầu rượu – Calanthe Cardioglossa mọc nhiều ở Long Khánh, Vũng Tàu.

2. Vùng Trung Nguyên

Đặc điểm lan rừng trên các vùng miền Việt Nam
Đặc điểm lan rừng vùng trung nguyên

Khu vực Trung Nguyên có độ cao trung bình từ 700 – 1000m vì vậy phong lan thường mọc ở rừng diệp loại hoặc những vùng hỗn giao. Chúng mọc và sinh trưởng nhiều trên Cây Cà Chắc, Cẩm Liên, Cà Gần, các loại Dẽ Xồi, Sến…

Nếu những loài cây có thân láng, vỏ đã có hàng trăm năm thì lan rừng chỉ có thể mọc trên bọng cây. Người ta cũng tìm thấy phong lan, địa lan tại các khe suối, đá hoặc vùng đầm lầy, thung lũng.

Giống lan Dendrobium mọc ở khu vực Trung Nguyên nhiều nhất và chúng là những loài Dendrobium có hoa nở đẹp nhất nước ta. Nơi đây tập trung rất nhiều giống lan như Lụa Vàng ( D.Heterocarpum), Hoàng Phi Hạc (D. Signatum), Long Tu ( D.Primulinum), Thủy tiên các loại….

3. Vùng Cao Nguyên

Đặc điểm lan rừng trên các vùng miền Việt Nam
Đặc điểm lan rừng vùng cao nguyên

Tại các thung lũng, sườn núi cao nguyên là nơi sinh trưởng và phát triển của phong lan. Chúng mọc trên các thân cây diệp, cây sồi, dẻ… Một số giống lan tiêu biểu như Hồng Lan (Cymbidium Insigne) mọc trên đất cùng với cỏ tranh, hoàng lan (Cymbidium Iridioides) mọc trên những bọng cây hoặc Bách Tùng ( Podocarpus Imbricatus) có nhiều riêu vùng rậm rạp

Với những loại cây như Bạc Lan ( Cymbidium Erythrostylum), Tử Cán (Cymbidium Dayanum), Thanh Lan (Cymbidium Cyperiflolium) hiếm gặp hơn và chúng thường xuất hiện tại Đà Lạt. Tại núi bà Lanbiang và các khu vực có thác, thung lũng người ta sẽ tìm thấy loài lan tuyết ngọc(Coelogyne Mooreana)

Xem nhiều hoa lan hơn tại đây:

Lan Hỏa Hoàng

Lan Hoàng Thảo

Lan Kiều

Lan Lọng

4. Vùng Nam và Trung Bộ

Đặc điểm lan rừng trên các vùng miền Việt Nam
Đặc điểm lan rừng của vùng nam và trung bộ

Đây là một trong những khu vực tập trung nhiều loài lan quý hiếm nhất của Việt Nam. Những giống lan thủy tiên, nhất điểm hồng đã được phát hiện tại các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa cho đến vùng cao nguyên Buôn Mê Thuộc.

Một số giống lan được tìm thấy tại khi vực giáp ranh của Ninh Thuận – Khánh Hòa như:

Hài Hồng – Paphiopedilum Delenatii; Huyết Nhung Giún – Renanthera Coccinea; Huyết Nhung Trơn – Renanthera Imshootiana; Thái Bình – Dendrobium Pulchellum; Đơn Cam – Dendrobium Unicum

Vào năm 1993 Tiến sĩ Haager đã tìm ra một giống lan mới có tên là(Ascocentrum Christensonianun) và Uyên Ương Christensonia Vietnamica.

+ Tử Hoàng (Ascocentrum Christensonianun): mọc ở độ cao 100 – 500m tại Phan Rang và ở những cánh rừng bán thay lá gió mùa.

+ Uyên Ương Christensonia Vietnamica: được tìm thấy trong rừng ẩm với độ cao 100m dọc theo con suối Ea Dong gần Tây Ninh – Khánh Hòa. Chúng cũng được phát hiện ở đèo Mangyang, giống lan này rất hiếm, đẹp và đang được người trồng lan lai tạo thành công.