Chi tiết các bước xử lý lan rừng mới mua về hiệu quả

Để có được những cây lan rừng khỏe mạnh làm tiền đề để cây phát triển tốt, ra hoa đẹp thì việc xử lý cây trước khi trồng là điều vô cùng quan trọng.

Cụ thể, các bước xử lý lan rừng mới mua về như sau:

Bước 1: Phơi lan rừng mới mua về

Sau khi mua lan rừng về, ta nên đặt lan ở vị trí thông thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh dính mưa khoảng 1-2 ngày.

Tiếp theo, đem lan rừng phơi nắng vừa đủ để giúp cây làm quen với môi trường xung quanh, tránh cây bị sốc nhiệt.

Bước 2: Cắt tỉa, xử lý rễ hỏng

Sau khi đã treo cây lan một thời gian vừa đủ, ta tiến hành cắt bỏ bộ rễ cũ đã khô, rễ có dấu hiệu hỏng, rễ cũ già, chỉ giữ những phần còn tươi.

Tiếp theo, bôi keo cho phần mới cắt. Giúp cây liền sẹo và không để bị ăn sâu vào trong, tránh bị thối nhũn nếu gặp nước.

Bước 3: Ngâm nước phòng bệnh cho cây

Khi viết cắt của cây đã khô, để giúp loại bỏ hầu hết các mầm mống bệnh cho cây lan rừng ta có thể sử dụng các loại thuốc thông dụng như physan 20sl để phòng thối nhũn và diệt khuẩn. Việc làm này không thể bỏ qua, đặc biệt vào mùa xuân khi thời tiết mưa nhiều, lan rất dễ bị bệnh.

Cách ngâm thuốc:

Chuẩn bị gang tay đeo sẵn và tiến hành pha theo hướng dẫn sử dụng hoặc giảm liều.

Thời gian ngâm: khoảng 10 phút hoặc ít hơn, tránh ngâm quá lâu sẽ gây hại cho lan.

Sau đó, treo ngược 2 đến 3 tiếng để lan ráo nước. Việc làm này giúp nước tránh đọng ở các kẽ lá quá lâu sẽ là môi trường lý tưởng cho nấm và vi khuẩn phát triển.

>>> Xem thêm: 8 loại hoa lan đắt tiền nhất trên thế giới, có cây lên tới hơn 4 tỷ đồng

Bước 4: Kích rễ

Để giúp cây ra bộ rễ mới khỏe mạnh, chúng ta tiến hành kích rễ. Một số loại thuốc kích rễ phổ biến như: vitamin B1, hùng nguyễn hoặc super Roots,…

Cách kích rễ:

Pha thuốc đúng liều lượng được ghi trên vỏ chai thuốc và sau đó ngâm lan cho ngậm cả thân và rễ vào trong nước.

Ngâm từ 2-3 tiếng rồi lại treo ngược lên và để nơi thông thoáng mát mẻ, tránh ánh nắng trực tiếp và mưa.

Bước 5: Chăm sóc khi rễ lan bắt đầu nhú

Sau khi ngâm thuốc kích rễ, ta tiếp tục treo ngược cây lan và mỗi ngày phun xương 2 lần sáng và tối. Sau 2-3 ngày ta lại phun thêm thuốc kích rễ cho cây, giúp cây nhanh ra bộ rễ mới hơn.

Sau 3-10 ngày cây sẽ bắt đầu ra bộ rễ mới. Khi bộ rễ của cây nhú từ 1- 2cm ta có thể tiến hành ghép vào gốc cây hoặc trồng vào chậu.

Sau đó, ta xử lý giá thể trước khi trồng rồi tiến hành ghép lan.

Nếu trồng lan vào chậu cần đặt phần gốc nhô cao, không nên để gốc ngập sâu trong giá thể gây thối, úng gốc và mắc nấm bệnh.

Nếu ghép vào thân cây, dớn, lũa… nên lót 1 lớp xơ dừa mỏng hoặc dớn mềm ướt để ngăn chặn việc giá thể khô hút ngược nước từ rễ.

>>> Xem thêm: 10 lỗi sai trong việc trồng và chăm sóc phong lan