Cách xử lý các loại dớn trồng lan đúng kỹ thuật

Dớn có nhiều ưu điểm như giữ ẩm tốt, thông thoáng và giàu dinh dưỡng ( nhất là K và N), hơn nữa lại phân hủy chậm nên rất phù hợp để là giá thể cho lan. Tuy nhiên bạn cần có phương pháp xử lý chính xác để lan hấp thụ được dinh dưỡng và phát triển tốt.

Dớn trồng lan là gì?

Bất cứ lan đa thân nào cũng có thể sử dụng dớn sợi để làm giá thể. Dớn là thân và rễ của cây dương xỉ. Dương xỉ mọc nhiều ở các vùng thung lũng đồi núi Đà Lạt. Là loại cây thân đứng, rất nhiều rễ đen hoặc nâu bao trùm xung quanh thân, rễ to cỡ cây tăm cho tới chân que nhang hoặc hơn một chút. Thân có thể cao từ vài mét tới vài chục mét. Đường kính gốc tính cả bộ rễ bao trùm có độ dài từ 0,5 -1m.

Người trồng lan ép hoặc cắt khúc thân cây dớn (dương xỉ) thành các hình dạng phù hợp để làm giá thể cho lan. Có 2 dạng dớn : dớn dạng sợi (dớn già) và dớn vụn (dớn non).

Dớn dùng trồng lan rất tốt là nhờ giữ ẩm cao, thoáng rễ. Giúp cây lan thích nghi nhanh và bộ rễ bám rất chặt vào dớn. Bộ rể phát triển tốt thì cây lan phát triển rất nhanh và rất bền 3 năm trở lên. Vì vậy hiện nay các người chơi lan ưa chuộng dùng dớn để trồng và ghép lan rất nhiều. Dớn vừa là giá thể, vừa là chất trồng rất lợi mà ít bị nấm mốc. Trồng lan bằng dớn cọng lâu mục ít đọng muối, trọng lượng chậu lan nhẹ hơn so với than.

Ngoài ra còn có dớn mềm. Loại dớn này có nguồn gốc là một loài rêu. Sống trên mặt các đầm lầy, có tên thương mại là “Sphagnum moss”. Dớn mềm có khả năng giữ nước và độ bền cao (lâu mục) nên tiết kiệm được thời gian tưới và thay giá thể trồng, tách hay thay chậu dễ dàng. Dớn ngậm nước sẽ giải phóng các Cation H+ như một chất kháng khuẩn tự nhiên giúp cho rễ lan phát triển. Thị trường Nhật Bản rất ưa chuộng và sử dụng sản phẩm này.

>>> Đọc thêm: Hướng dẫn đánh bóng lá lan đúng cách cho lá đẹp tự nhiên

3 loại dớn trồng lan thông dụng hiện nay

Dớn đá

Loại này có sợi rễ đen, khá to, rất nặng và cứng. Kết cấu giữa các rễ rất khít, chặt. Kích thước 1 cây dài 1,5m, đường kính 40cm, trong lượng ít nhất 50 kí. Khi dùng để trồng lan sẽ được chặt vụn 1-2cm từng cọng. Giá thể bằng dớn đá có thể trồng lan được 4-6 năm.

Dớn đá thường thích hợp để trồng các giống lan có giả hành như: địa lan, lan hài.

Dớn cù lần

Cây này thường có kích cỡ 1-2m. Bột rễ ít, chủ yếu tập trung ở gốc. Trên thân giả có lông tơ rất mịn. Thân gỗ chỉ là những thân gải có thể tách ra thành từng múi. Mỗi múi cỡ ngón tay, có rất nhiều lông tơ nên giữ ẩm tốt. Khi trồng lan bằng dớn cù lần thì bạn nên b.ăm vụn cho vào chậu.

Dớn cù lần thường dùng để trồng lan hài hoặc trộn với vỏ thông nhỏ cỡ 1cm dùng để trồng lan hài và địa lan. Tuổi thọ sử dụng của dớn cù lần để trồng lan là khoảng 3-4 năm. Ưu điểm của loại dớn này là có khả năng giữ ẩm tốt giúp cây lan sinh trưởng, phát triển tốt.

Dớn sợi

Dớn sợi có rễ rất nhiều, mềm mại, đan xen nhưng không quá chặt. Khi dùng trồng lan thì bạn có thể b.ăm vụn cho vào chậu trồng lan. Ưu điểm của loại dớn này là thoát nước tốt, giữ ẩm vừa phải, tuổi thọ sử dụng khoảng 3-4 năm.

Cách xử lý dớn trước khi trồng lan

Dù bạn trồng phong lan bằng loại dớn nào thì cũng cần thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Rửa thật sạch dớn bằng nước lã, rửa sạch đất, cát. Nên rửa đến khi thấy nước trong veo.
  • Bước 2: Ngâm dớn vào nước vôi khoảng 1 tiếng đến 1 ngày. Như vậy để trung hòa axit, d.iệt cỏ, côn trùng gây hại. Hoặc bạn cũng có thể ngâm dớn vào dung dịch Physan 20 nồng độ 2ml/1 lít nước, hay ngâm vào Benkona nồng độ 2ml/1 lít nước.
Cách xử lý các loại dớn trồng lan

>>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn trồng lan “nữ hoàng bóng đêm”: nở hoa quanh năm, tỏa hương ngào ngạt

  • Bước 3: Tiếp tục rửa lại thật nhiều lần với nước sạch để rửa hết vôi và thuốc ngừa nấm đi.
  • Bước 4: Bạn đem ghép lên lan hoặc phủ một lớp lơn giò lan sẽ giúp giữ ẩm và cung cấp dưỡng chất hiệu quả.

(Nguồn: Tổng hợp)