Biện pháp phòng trừ sâu hại cây địa lan định theo tháng, theo mùa

Sâu hại hoa địa lan, truyền bệnh giữa các cây rất nhiều. Ở địa lan có loại gây hại thường xuyên như các loại nhện, các loại rệp, đối với loại này phải phun thuốc định kỳ nhằm tiêu diệt triệt để và sâu hại mang tính thời vụ như sâu róm, sâu năn, cần phải phun thuốc trừ sâu theo mùa.

  1. Phòng trừ rệp hại địa lan

+ Rệp thường gặp ở địa lan và có rất nhiều loại khác nhau. Ở mồi trường với nhiệt độ, ẩm độ cao, không khí ít lưu thông, rệp thường sinh sôi, phát triển. Chúng kết thành từng mảng trú ngụ ở thân giả, rễ và lá, tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá sau đó rệp có thể lan dần khắp các bộ phận của cây.

+ Lá có rệp bám biến thành màu vàng, giữa đốm vàng có khi thành màu nâu, lá lõm xuống. Chúng àm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, khi bị nặng phủ đầy trên mặt lá khiến lá bị khô, rụng lá rồi chết.

+ Để tránh rệp hại địa lan, cần chú ý tạo cho cây thông thoáng, tránh quá ẩm ướt.

+ Có thể diệt rệp bằng biện pháp thủ công như lau, vuốt hoặc phun thuốc trừ rệp. Đối với loại lan có giá trị cao nên dùng các biện pháp phòng chống sự phát sinh của rệp.

  1. Phòng trừ rầy hại địa lan

+ Có rất nhiều loại rầy khác nhau, rầy đa số ký sinh ở thực vật. Xuất hiện trên địa lan, chúng thường đẻ trứng vào nách lá và các rễ nứt.

+ Các bộ phận non của hoa địa lan như lá, mầm nụ đều bị rầy phá hại, hút lấy nhựa làm giảm dinh dưỡng của cây, hoặc tiết vào cây một acid amin nào đó giảm khả năng phân giải làm cho cây mất đi khả năng tự cân đối trong quá trình sinh trưởng, phát triển.

+ Cây bị rầy sẽ có hiện tượng lá lốm đốm, nhỏ đi xoăn lại dần đến dị dạng. Cây bị rầy rất dễ dẫn đến bệnh thối đen, bệnh muội, đồng thời truyền dẫn bệnh virut.

+ Rầy sinh sản rất nhanh một năm có thể sinh sản vài lần đến vài chục lần cho nên phải phòng trị kịp thời. Từ tháng 3- 4 hàng năm là thời gian rầy nở có thể dùng các loại thuốc trừ sâu để phun.

  1. Phòng trừ rệp sáp hại địa lan

– Đặc điểm:

+ Rệp sáp là loại ký sinh sống bằng hút nhựa cây, thường làm hại lá mầm non và đài hoa của địa lan. Chúng dùng vòi để chích hút lấy nhựa làm cho lá bị vàng khô và gây bệnh thối rữa thân dẫn đến cây bị chết.

+ Nó dùng vòi sắc chọc vào tế bào lá hút lấy chất dinh dưỡng, phần dư thừa kết dính lại với nhau làm cho tế bào chết khô. Khi bị nặng tế bào biểu bì sẽ chết, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây.

+ Loại rệp này còn làm hại cả thân giả làm cho gốc bị thối rữa, lá bị vàng, thực khuẩn, vi khuẩn có thể lây lan qua các phần bị tổn thương.

– Phòng trừ:

Dùng các loại thuốc trừ sâu phun liên tục 2-3 lần khi thấy rệp nở, cách 5-7 ngày phun 1 lần. Ngoài ra, có thể dùng lưu huỳnh vôi tự pha chế để phun.

  1. Phòng trừ sâu vẽ bùa hại địa lan

– Đặc điểm:

+ Sâu vẽ bùa non đục vào thịt lá để lấy thức ăn, tạo thành đường ngoằn ngoèo màu trắng, nó không những làm hỏng lá mà còn mất đi vẻ đẹp của cây cảnh và cũng là nơi để cho bệnh xâm nhập, do đó làm cho cả phiến lá, thân bị thối.

– Phòng trừ:

+ Khi sâu mới phát sinh, hãy ngắt bỏ ngay những lá sâu đem tiêu hủy. Nếu thấy tình trạng nặng hơn, bạn có thể phun các loại thuốc diệt sâu liên tục 3 lần, cách 1 tuần phun 1 lần.

 

>>>> XEM THÊM: Loại hoa lan được mệnh danh là “vua thảo dược”, đắt tiền nhưng đẹp, nhà đỡ tốn tiền thuốc