Loại hoa lan được mệnh danh là “vua thảo dược”, đắt tiền nhưng đẹp, nhà đỡ tốn tiền thuốc

Loài lan này không chỉ được ưa chộng bởi vẻ đẹp mà còn vì những tác dụng quý mang lại cho sức khỏe.

Đó chính là dòng lan gấm (còn gọi là lan kim tuyến, cây kim cương,…), vừa có tác dụng làm cảnh, trang trí nhà cửa vừa là loại thảo dược quý của phương Đông được y học công nhận.

Lan gấm thường sống ở nơi ẩm ướt, mọc rải rác trong rừng sâu và cao. Loài lan này được mệnh danh là “vua thảo dược” với hàng loạt công dụng như phòng ngừa và điều trị ung thư, hỗ trợ và điều trị bệnh tiểu đường, các bệnh về gan, bệnh về phổi. Theo sách cổ Đông y Đài Loan, lan gấm còn có tác dụng bồi bổ khí huyết, giải nhiệt, giúp ăn ngon ngủ tốt, hạ sốt, giải tỏa căng thẳng, chữa kém ăn,…

Lan kim tuyến

Cách trồng lan gấm

– Chuẩn bị giá thể: Gồm xơ dừa phơi khô ngâm trong nước vôi loãng để khử trùng, khử khuẩn khoảng 6 tiếng thì vớt ra để ráp. Sau đó, bạn dùng dao hoặc máy băm nhỏ xơ dừa ra.

Tiếp theo, lấy rễ dương xỉ khô đêm xé nhỏ, ngâm trong nước sạch khoảng 1 tiếng,, tương tự dớn vụn cũng ngâm trong nước sạch cho đến khi ngấm no nước.

Đem các loại giá thể đã xử lý này với nhau theo tỷ lệ 3 đất: 1 rễ cây dương xỉ: 2 dớn vụn: 2 xơ dừa: 3 phân chuồng ủ mục đem ủ với nước trong khoảng thời gian 1 tuần.

– Chuẩn bị cây giống: Ngâm cây con khỏe mạnh, không bị sâu bệnh trong chế phẩm kích thích mọc rễ, thuốc trừ nấm để giúp lan phát triển và sinh trưởng thuận lợi hơn cũng như phòng trừ sâu bệnh.

Trồng cây thành từng cụm một vào giá thể, mỗi cụm khoảng 5 cây, các cụm cách nhau khoảng 0,5-1m. Lưu ý, rễ cây phải chìm hẳn trong giá thể, sau đó dùng tay nén chặt đất dưới gốc để cố định cây đứng thẳng. Trong 6-8 tuần đầu, dùng túi nilon hoặc vải lưới bọc kín giá thể lại, sau đó có thể bỏ túi nilon ra.

Cách chăm sóc cây lan gấm

– Tưới nước:

Cây lan gấm ưa độ ẩm cao, vì vậy bạn nên tưới 2 lần/ngày và giảm 1 lần tưới khi độ ẩm tăng cao, Nên tưới phun sương theo dạng dàn phun sương hoặc bình phun sương, đồng thời tránh tưới quá nhiều nước vì có thể khiến cây thối rễ.

– Bón phân:

Trong 3 tháng đầu, lan gấm có nhu cầu đạm pha loãng cho cây 1 lần/tuần, ngoài ra bạn có thể cung cấp thêm phân lân hoặc phân urê.

Khi lan được khoảng 4 – 10 tháng, bón đầy đủ các loại phân hữu cơ như NPK, phân lân, phân Kali.

Khi lan được 1 năm tuổi và đang chuẩn bị ra hoa, bón phân theo công thức 3 NPK (16:16:8), 3 Kali, 3 KCL, 1 phân chuồng ủ mục bón xung quanh gốc lan.

– Phòng trừ sâu bệnh:

Cây lan gấm thường mắc bệnh rệp và nấm. Khi thấy xuất hiện tình trạng này, bạn cần  cần cắt bỏ phần lá, thân hư hỏng, cách ly cây nhiễ sâu bệnh rồi phun thuốc diệt trừ sớm.

>>> XEM THÊM: Cách nông dân Sa Đéc, Đồng Tháp trồng hoa lan huệ vào chậu nở bán dịp Tết