Ánh sáng như thế nào để lan lớn nhanh, nhanh ra hoa?

Khi lan được cung cấp đầy đủ ánh sáng nó sẽ phát triển khỏe mạnh và ngược lại.

Nhu cầu ánh sáng của hoa lan

Ánh sáng là một trong những điều không thể thiếu đối với phong lan, nó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, quang hợp và hô hấp của cây. Nhu cầu ánh sáng của lan rất khác nhau, có loài ưa sáng nhưng cũng có loài ưa râm.

Một số loài lan ưa sáng, bạn có thể trồng trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời như:

– Vanda lá tròn, Arachnis, Renanthera có nhu cầu về ánh sáng 40000(lm/m2) khoảng 100% ánh sáng

– Dendrobium có nhu cầu về ánh sáng 15.000 – 30000(lm/m2) khoảng 70% ánh sáng

– Loại Vanda lá sắp thành hàng, Ascocenda nhu cầu về ánh sáng là 15.000 – 2000(lm/m2) khoảng 60% ánh sáng

– Phalanopsis có nhu cầu về ánh sáng là 5000 – 14000(lm/m2) khoảng 30% ánh sáng.

Cách sử dụng ánh sáng cho hoa lan

Vào thời điểm giữa trưa là lúc lượng ánh sáng cao nhất đạt đến 800kcal/m2 giờ, thấp nhất là vào sáng sớm và chiều với 100kcal/m2 giờ và sau 17 giờ lượng ánh sáng gần như không còn nữa. Thời điểm ánh sáng co nhất- cường độ ánh sáng cao nhất trong ngày chúng ta nên hạn chế để lan dưới nắng vì nó sẽ gây bỏng lá lan, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Đây cũng là thời điểm không nên tưới nước cho lan.

Muốn vườn lan phát triển tốt, cần phải thiết kế giàn che nhằm cản bớt lượng ánh sáng chiếu trực tiếp vào lan, giúp lan hấp thụ đủ ánh sáng nhưng vẫn không sợ bị bỏng – cháy lá.

Bóng cây tự nhiên

Bóng cây tự nhiên cũng là một hình thức của giàn che bằng cách tận dụng bóng mát của những cây lớn trong vườn để mang lại hiệu quả che chắn hiệu quả cho lan. Dưới những tán cây có khí hậu mát mẻ, dễ chịu rất thích hợp cho sự phát triển cho hoa lan.

Trồng lan dưới tán cây chỉ thích hợp với một số loài lan và trồng quy mô nhỏ để thưởng thức chứ không thể phát triển trên diện rộng được.

Tuy nhiên, nếu để tán cây quá rộng và dày có thể khiến lan bị thiếu sáng. Điều này ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cây, khả năng ra hoa bị hạn chế nhiều. Do sống dưới tán cây, ít ánh sáng nên việc quang hợp bị cản trở.

Giàn che tự chế

Có thể tự chế giàn che lan từ gỗ, tre, màng lưới. Do nhu cầu ánh sáng của mỗi loài lan khác nhau nên khi làm giàn che chúng ta phải dựa trên đặc điểm của từng loài để thiết kế giàn phù hợp.

Loại giàn che lá sách nên nghiêng một góc 45 độ với hướng mặt trời lặn hoặc mọc sẽ giúp cây sử dụng được ánh sáng hiệu quả.

Lưu ý khi thiết kế giàn che dành cho phong lan

Khi lựa chọn vật liệu để làm giàn lan cần phải chọn những loại tốt, có độ bền để tăng khả năng chống chọi với sự tác động ngoại cảnh.

Tôn nhân và giàn che là vật liệu giúp điều hòa và kiểm soát lượng nước tưới rất tốt. Đặc biệt với Cattleya không bị thối đọt, với Phalaenopsis không bị chết do mưa đêm.

Càn đặt giàn che theo các hướng Bắc, Nam để toàn bộ lan trong vườn có thể nhận được ánh sáng như nhau cũng như để ánh sáng không lưu lại quá lâu trên lan khiến lá bị bỏng.

Thiết kế giàn che có độ cao 3m, khoảng cách của lan với mặt đất là 1m để lan nhận được ánh sáng lý tưởng nhất.

>>> XEM THÊM: Lan Ý Ngọc dễ chăm sóc nhưng hãy làm theo cách này để cây ra hoa đẹp