Kiến thức chung chăm sóc lan ngày nắng nóng cao điểm mùa hè

Vào mùa hè nắng nóng và hơi nóng không khí khá nguy hiểm cho lan, nhất là hiệu ứng nóng nơi nhà phố, bê tông, mặt đường. Dưới đây là những lưu ý cơ bản để bạn chăm lan những ngày thời tiết oi nóng này. 

  1. Tưới nước ngày nắng nóng cao điểm

Vào ngày hè, bạn nên tưới lan trước khi nắng lên. Bởi khi có nắng, nước đọng ở nhọn đã bay hết sẽ tránh trường hợp càng làm cây bị nóng, sốc nhiệt.

Với lan chơi chậu thì có thể tưới muộn được nhưng chỉ tưới vào gốc không tưới vào ngọn. Bạn có thể phủ thêm lớp rêu Chi Lê lên gốc cây để chống nóng và giữ ẩm cực tốt.

Lan chơi tầng thượng nhìn có vẻ nắng gay gắt nhưng lại an toàn hơn dưới sân hoặc hành lang. Vì dù nắng nhưng ở tầng thượng lại có gió, trong khi bên dưới bí gió và độ hầm không khí sẽ nấu chín thân lan tơ. Với nền sân thượng, hành lang, hiên nhà tưới đẫm sân, tường trước, khi nào thấy hơi tỏa ra mát hơn thì mới tưới lan. Nếu nắng cao điểm nhưng cảm nhận gió mát thì hết nắng tưới đẫm thoải mái luôn.

  1. Cách phòng tránh nắng cho lan

Khi trời nắng, nhiều người sẽ lấy lưới quây vườn vì lo lan chết. Tuy nhiên, việc bí nắng không nguy hiểm bằng việc cây bị bí gió.

Điều kiện để lan vượt cạn ngày nắng nóng là thoáng gió, cần bung hết lưới che xung quanh. Bạn chỉ buông lưới che nắng 1/2 hướng tây và bắc. Nên dùng lưới sợi cước Đài Loan loại khắc chế 70% nắng thì không cần che thêm lưới nào khác, nhìn có vẻ nắng chang chang nhưng thực tế độ nắng với tia tử ngoại rất nhiều.

Nếu nơi trồng lan có khe hút gió thoáng 3 – 4 mặt thì chỉ tập trung che nắng phía trên, nếu nơi mình treo không thể khắc phục được những ý trên thì những ngày nắng gay gắt cao điểm nên hạ lan xuống cất trong nhà, cất dưới tán cây, nhà vệ sinh (mở cửa) hoặc dưới sàn nhà, tối bê ra.

  1. Nhận diện lan bị nắng nóng gục gốc teo thân

Với lan thân thòng

Vào mùa nắng nóng này,  lan thân thòng đang mùa phát triển nên thân khá mọng nước, lá nhiều, xòe rộng nên khi gặp không khí nóng sẽ làm thân lan mềm ra, điểm đỡ trụ chịu lực chính là phần gốc, quá sức chịu đựng cây sẽ ngả và gục. Tại các vết gẫy sẽ dập và có vết hở tạo đk cho mầm bệnh xâm nhập, hoặc khiến cây mất nước khá nhanh, cây teo nhanh chóng.

Khi lan thân thòng gặp trường hợp này, tuyệt đối không bón phân những ngày nắng nóng, những giò bón trước nên tưới đẫm để làm tan độ đậm đặc của phân.

Trước mùa nắng nóng ngày mát trời nên phun phân qua lá loại siêu lân để cây cứng cáp. Nên chọn những nơi râm, thoáng mát để đặt những dạng lan này vào mùa hè.

Với lan đơn thân

Vì lá lan đơn thân thường to nhưng mỏng nên khi gặp nắng nóng sẽ dễ làm mặt lá sẽ nhăn. Sốc hơn nữa cây sẽ lấy lá cuối bù ẩm lên ngọn, lá đó sẽ bỏ, nặng hơn nữa cây sẽ bỏ đoạn thân gốc để dưỡng sức phần trên.

Vào mùa hè này, bạn nên tưới cho lan đơn thân bất cứ lúc nào vào phần lũa và bộ rễ. Nếu nắng chang chang thì tránh tưới vào lá, ngọn, dùng vòi tia nhỏ tưới trực tiếp phần lũa, gốc, rễ.

Nếu bạn không có nhiều thời gian thì làm bọc lưới hoặc túi tất tay nhét rêu bên trong bó sát phần gốc sẽ giữ ẩm được cho lan, khi hết nắng tưới đẫm liên tục .

Với lan đơn thân bản lá dày như đai châu thì nắng xiên trực tiếp lại rất nguy hại bởi bản lá dày có nước, nắng dễ nấu chín hơn. Vì vậy nên để đai châu nên tránh nắng trực tiếp và tưới thoải mái kể cả đang nắng.

>>> XEM THÊM: Mùa nắng, học ngay 7 biện pháp chống nóng cho lan hiệu quả tại nhà