Cách nhận biết, phòng trị nhện đỏ trên hoa lan

lan bị nhện đỏ tấn công

Nhện đỏ được xem như kẻ thù số 1 của những người trồng lan. Bởi lẽ khi lan bị nhện đỏ tấn công, chúng ta rất khó phát hiện ra chúng. Chỉ đến khi cây có biểu hiện trên lá thì bệnh của lan đã trở nên nghiêm trọng và khó chữa trị hơn. Trong bài viết hôm nay, Yêu Hoa Lan sẽ hướng dẫn bạn cách nhận biết và trị bệnh nhện đỏ trên lan. 

Dấu hiệu nhận biết cây lan của bạn bị nhện đỏ tấn công

Loài nhện này có cơ thể rất nhỏ (khoảng một ly – mm), nếu không thật chú ý thì mắt thường rất khó phát hiện. Muốn quan s.át kỹ bạn phải có kính lúp có độ phóng đại lớn. Qua kính lúp các bạn sẽ thấy cơ thể của chúng hình bầu dục và có 8 chân. Màu sắc cơ thể thay đổi tùy theo tuổi của chúng. Khi mới nở, nhện có màu xanh vàng lợt, lớn lên chúng chuyển sang mầu hồng và lúc trưởng thành có mầu đỏ đậm.

lan bị nhện đỏ tấn công

Cả nhện trưởng thành và nhện non đều tập trung ở mặt dưới của lá đã chuyển sang giai đoạn bánh tẻ trở đi để c.ạp và hút dịch của lá. Từ đó tạo ra những vết chấm có màu trắng nhỏ li ti giống như bụi cám. Số vết cạp càng tăng lên thì lá càng bị hại nặng hơn. Lá chuyển dần sang màu nâu đen rồi khô héo dần, làm cho cây lan còi cọc, mất sức rất nhiều.

Nhện đỏ gây hại cho cây lan chủ yếu trong mùa khô, còn trong mùa mưa tác hại cửa chúng thường không nhiều. Khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 5 âm lịch là khoảng thời gian nhện phát triển mạnh nhất. Tốc độ sinh sản rất nhanh và phá hoại trên tất cả các loại lan (các loại lan đơn thân lá mọng thường ít bị hơn một chút).

lan bị nhện đỏ tấn công

>>> Có thể bạn quan tâm: Bệnh thối đen trên rễ, thân lan do nấm hại gây nên và cách phòng trị

Có những giò Kiều đang đẹp long lanh rực rỡ, chỉ sau vài ba tháng đã hư hại toàn bộ bộ lá. Hoặc những giò Ý Ngọc hoặc Giả Hạc chỉ sau 1-2 tháng đã có cảm giác như muốn rụng hết lá.

Kéo theo hệ lụy bị nhện đỏ phá hoại đó là nấm bồ hóng (những mảng đen bán dưới bẹ lá hoặc trên giả hành hoặc dưới mặt lá). Nấm bồ hóng sản sinh sau khi sử dụng chất thải của nhện đỏ (dịch mật) bám kín bề mặt lá gây mất thẩm mỹ, giảm quang hợp…

Ngoài ra, từ các vết ch.ích hút, có những vết rách, xước và các mô tổn thương, chính là chỗ cho nấm và vi khuẩn xâm nhập, đặc biệt là thối nhũn, thối nâu, đốm đen và thối đen…

Biện pháp phòng trừ:

Trường hợp số lượng lan của bạn không nhiều và nhà có trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai

Bạn pha 15ml dầu ăn cùng 2ml nước rửa chén Sunlight. Rồi pha với 2 lít nước lắc đều và phun thật đẫm mặt trên và đặc biệt là mặt dưới lá lan. Vừa lắc vừa phun. Sau khoảng 15-30 phút nên lấy vòi nước tưới rửa lại toàn bộ lan sao cho trôi hết tất cả những gì bạn đã xịt lên lan. Làm như vậy liên tục 3-5 lần, 3 – 5 ngày 1 lần khi trị nhện, còn phòng nhện thì 10-20 ngày 1 lần.

Bạn có thể thay dầu ăn bằng dầu dùng trong nông nghiệp, thay nước rửa chén bằng sữa tắm, nước tẩy rửa đa công dụng Amway… miễn là an toàn cho da là dùng cho cây được. Tuyệt đối không dùng dầu hỏa và không dùng bột giặt (OMO, ABa, Vì Dân, Tiger…)

Tưới nước thốc từ dưới lên vào bẹ lá cũng là 1 cách giảm số lượng nhện. Cung cấp đủ nước, lân và kali + trung vi lượng cũng là cách tốt để giảm thiệt hại do nhện gây ra.

Trường hợp quy mô giàn lan của bạn khá lớn

Bạn sử dụng một trong các loại thuốc như SK Enspray 99EC hoặc Pesieu… Tiến hành phun ít nhất 3 lần, 5 ngày 1 lần khi trị nhện. Nếu  phòng nhện thì 15-30 ngày 1 lần. Phải phun trúng nhện mới c.hết, vì thế bạn cố gắng sử dụng tốt vòi phun.

Nhện đỏ có khả năng kháng thuốc rất cao nên khi phát hiện bệnh nặng thì bạn nên sử dụng luân phiên các loại thuốc hóa học sau để ngăn nhện hình thành tính kháng: Comite 73EC Danitol 10EC – Danitol- S50SC, Ortus 5 EC, Pegasus 500SC…, Nissorun 5EC, Microthiol 80WP, Kelthane 18,5EC, Alfamite 15EC, NilMite 550SC, Takare 2EC, dầu khoáng DC- Tron Plus, SK Spray 99EC

>>> Đọc thêm: Bắt bệnh lan thông qua lá và rễ

Khi đã bị nhện phá hoại:

Bạn cần kiểm tra xem lan có bị thối nâu hay đốm đen không? Nếu có thì phun thuốc trị nấm và khuẩn cho lan luôn. Sau đó phục hồi lại lá lan và tăng sức chịu đựng của lan bằng phân NPK+TE.

Nếu lan bị nhện đỏ rồi bị đốm đen và thối nâu. Lan trong tình trang suy nhược, lá lan èo uột vàng vọt thì quy trình sẽ như sau:

Ngày 1: Phun Pesieu (hoặc thuốc trị nhện khác)

Ngày 3: Phun Kasumin+TopsinM hoặc các BỘ ĐÔI TRỊ NẤM KHUẨN

Ngày 5: Phun NPK+Te (liều 2/3 hướng dẫn trên bao bì), pha chung Nano Đồng + Chế phẩm Hùng Nguyễn

Ngày 7: Lặp lại quá trình trên. Lặp lại ít nhất 3 lần.

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn khắc phục được tình trạng nhện đỏ tấn công trên hoa phong lan

(Theo: lanthao.com)