Vấn đề làm mái che mưa để kiểm soát độ ẩm cho lan

Nếu lan không được kiểm soát độ ẩm khi gặp thời tiết mưa nhiều sẽ khiến cây bị nhiễm nấm bệnh, thậm chí có thể gây chết cây.

Mưa nhiều không kiểm soát được độ ẩm cho lan dẫn đến việc cây bị chết hoặc nhiễm nấm nhiễm bệnh là không thể tránh khỏi, để khắc phục bạn có thể làm mái che mưa cho lan để kiểm soát độ ẩm cho vườn lan của mình.

Vấn đề làm mái che mưa

– Tránh mưa sẽ tránh phần nào axit (pH<7) đặc biệt khi chăm lan con và keiki cho hiệu quả hơn.

– Mái che mưa giúp bạn có thể chăm được các giống lan nhiều lông như Thanh Hạc, Bạch Hạc, Bạch Hỏa Hoàng, Dendro Kontum, Trinh Bạch, Nhất Điểm Hồng, Nhất Điểm Hoàng, Hoàng Thảo Vạch Đỏ, Hoàng Thảo Lông Trắng, Kim Điệp Bắc, Đại Bạch Hạc, Thạch Hộc Tía….

–  Giúp thuần được những loài lan “khó tính” lá mòng như Trúc Mành, Trúc Quan Âm, U Lồi, Ý Ngọc, Ý Thảo 3 Màu,…

– Hạn chế được các bệnh thối nhũn, nấm… khá nhiều

Tuy nhiên, khi làm mái che, lan sẽ cần bón phân, tưới nước nhiều hơn đặc biệt là nên tươi khi trời đang mưa.

Độ ẩm và tưới nước cho lan

– Độ ẩm là một yếu tố cực kỳ quan trọng để cây lan phát triển và sinh trưởng tốt. Điều này phụ thuộc rất lớn vào tiểu khí hậu và lượng nước tưới cho lan.

– Tùy loại lan mà chúng ta có chế độ tướI nước cho hợp lý. Ví như cùng chậu nhựa, cùng trồng với vỏ thông, nếu là Kiều thì tưới ngày 1 lần, Catlaya hãy tưới khi khô còn lan đơn thân có thể tưới thoải mái 2 lần/ngày,…

– Tùy vào vùng miền mà có chế độ tưới cũng như thời gian tưới phù hợp. Ví dụ lan trồng ở Đà Lạt mát lạnh quanh năm thì tưới giữa trưa vẫn ổn. Nhưng lan trồng ở miền bắc vào mùa hè thì chỉ tưới sáng sớm và chiều muộn, mùa lạnh tưới lúc trời mát nhất.

– Tùy thuộc vào bộ rễ và độ hấp thụ nước của lan mà tưới cho hợp lý. Nếu thấy lá nhăn nheo, vàng quạch thì phải hạ xuông thấp, hạ ánh sáng, tăng độ ẩm lên còn cây non hay mới ghép thì phải để chỗ mát, độ ẩm cao,…

>>> XEM THÊM: Cách phòng một số bệnh trên lan bằng chế phẩm nano bạc: Không gây kháng thuốc, tốt cho lan