Top 10 vườn lan nổi tiếng nhất, đẹp nhất Việt Nam

Chúng tôi xin tổng hợp và giới thiệu top 10 vườn lan nổi tiếng nhất, đẹp nhất Việt Nam. Những vườn lan ở khắp mọi miền đất nước Việt Nam nhưng có điểm chung là nổi tiếng nhất, đẹp nhất và thuộc sở hữu của những người cực kỳ đam mê lan, xem lan là nguồn sống, là hạnh phúc của bản thân và gia đình.

Top 10 vườn lan nổi tiếng nhất, đẹp nhất Việt Nam

1. Vườn lan nổi tiếng nhất Việt Nam: Vườn lan ông Nguyễn Tuấn Hưng (TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk)

Ông Nguyễn Tuấn Hưng rất đam mê lan, sau 21 năm với số tiền đầu tư hơn 2 tỷ đồng, ông đã sở hữu được một vườn lan lớn nhất Việt Nam. Ông Đỗ Tuấn Hưng đã dành gần nửa cuộc đời để sưu tập lan khi quyết định bỏ hơn 2 ha cà phê cùng một khoảnh rừng nhỏ, ông Hưng say sưa sưu tầm những nhánh lan rừng về trồng.
Hiện nay, vườn lan của ông Hưng đã có 200 loại lan rừng với hơn 10 ngàn cây và xây dựng thành khu bảo tồn lan Troh Bư (xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk). Đặc biệt, vườn lan của ông Hưng đã được tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) xác lập và trao Giấy chứng nhận Kỷ lục Việt Nam cho Bộ sưu tập bảo tồn lan rừng tự nhiên lớn nhất Việt Nam.

2. Khu vườn địa lan Hoàng Vũ của ông Trần Công đất Thành Nam

Ông Trần Công ở đất Thành Nam sở hữu Khu vườn địa lan Hoàng Vũ có giá trị đến vài chục tỷ đồng với hơn 3000 chậu, sau khoảng thời gian dành hết nhiệt huyết và đam mê với hoa lan.Khu vườn địa lan Hoàng Vũ có ông rộng khoảng 5ha vừa được tổ chức kỷ lục ghi nhận là vườn địa lan Hoàng Vũ tư nhân lớn nhất Việt Nam.


Địa lan Hoàng Vũ (Nguồn ảnh: Dân Trí)


Nói về triết lý nhân sinh khi chơi hoa lan, ông Công tâm sự: “Mỗi năm hoa lan chỉ nở có một lần. Sau khi nở hoa, nhiều người chơi xong lại vất nó vào một xó. Người chơi hoa như vậy là không có văn hóa. Tức là người không có trách nhiệm, không có lương tâm gì với cái thứ mà nó đã phục vụ mình. Cái người đã giúp đỡ mình thì ta phải biết trận trọng và cảm ơn họ. Và cái cây cũng như thế…”.

3. Vườn lan rừng đặc hữu quý hiếm của ông Trịnh Văn Sỹ (Lâm Đồng)

Khu vườn của ông Trịnh Văn Sỹ rộng hơn 1800m2 gồm 200 giống lan rừng đặc hữu quý hiếm như long tu, kim điệp, giả hạc Di Linh, đại ý thảo trắng… Thu nhập từ lan rừng có thể mang lại cho anh từ 700 triệu – 1 tỷ đồng/năm.

Ông Trịnh Văn Sỹ – chủ nhân của vườn lan “khủng” với nhiều loại lan rừng quý hiếm (Ảnh: Quốc Hải/ Dân Việt)
Hiện nay, vườn lan của ông Sỹ trở thành mô hình điểm của TP.Bảo Lộc, chuyên cung cấp cho người đam mê lan rừng khắp cả nước nhiều loại lan quý đặc hữu của vùng cao nguyên Lâm Đồng. Từ đó, vườn lan này đã góp phần nâng cao giá trị kinh tế của gia đình anh từ niềm đam mê hoa phong lan.

4. Vườn lan 2 tỷ của ông giáo làng Nguyễn Đỗ Thế Cường (Hà Nội)

Hiện nay, vườn lan của ông Sỹ trở thành mô hình điểm của TP.Bảo Lộc, chuyên cung cấp cho người đam mê lan rừng khắp cả nước nhiều loại lan quý đặc hữu của vùng cao nguyên Lâm Đồng. Từ đó, vườn lan này đã góp phần nâng cao giá trị kinh tế của gia đình anh từ niềm đam mê hoa phong lan.
Ông giáo trường làng Nguyễn Đỗ Thế Cường (xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, Hà Nội) chơi lan gần 10 năm. Ông đã sưu tầm được nhiều giống lan quý hiếm như Uyên ương, Quế lan hương… có trị giá lên đến hàng triệu đồng mỗi cành, khiến dân sành chơi lan trong cả nước phải ghen tỵ.

Nguồn ảnh: Dân Việt

Thầy Cường cho biết, việc kết lan rừng vào gỗ lũa cổ thụ không chỉ làm tăng thêm giá trị của lan mà tuổi thọ của các loài lan cũng sẽ được lâu hơn so với dùng các loại gỗ khác như nhãn, mít…

5. Vườn lan rừng ‘sang chảnh’ của anh Nguyễn Phương Đông (Lâm Đồng)

Anh Nguyễn Phương Đông, thôn Tân Tiến, xã Tân Văn, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) từ một cử nhân thất nghiệp giờ đây đã sở hữu vườn phong lan rừng với nhiều loài quý hiếm cho thu nhập 1,8 tỷ đồng/năm. Để gây dựng được vườn lan bạc tỷ thì cần nhất là đam mê và liều lĩnh. Anh bắt đầu nghiệp trồng lan, duyên nợ với lan chỉ với 1 triệu đồng rồi đến độ thế chấp cả 3 “sổ đỏ” của gia đình chỉ để đầu tư vào phát triển, mở rộng vườn lan rừng.

6. Vườn lan rừng của anh Võ Văn Công (Gia Lai)

Là một người đam mê lan, anh Võ Văn Công (40 tuổi, ngụ đường Lê Thánh Tôn, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai) trăn trở khi lan rừng đang hiếm dần. Anh đã săn lùng những quả lan quý rồi mang vào các khu rừng để gieo.

Công và những người bạn gieo giống lan ở Vườn quốc gia Kon Ka Kinh. Nguồn ảnh: Thanh Niên

Cũng nhờ đam mê này, anh Công đã đưa nhiều loài hoa lan ở Việt Nam vào danh sách các loài hoa lan trên thế giới. Đầu năm 2016, cây lan do anh Công phát hiện ở rừng Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) được công nhận là một loài lan mới. Loài lan này đã trình làng với giới chơi lan trong nước và quốc tế. Điều đặc biệt, loài lan này được mang tên người có công phát hiện. Vì thế, anh Công góp tên mình vào danh mục các loài hoa lan trên thế giới.Vườn phong lan rừng của anh có hơn 800 loài, cũng có thể xem là một trong những vườn lan đa dạng nhất Việt Nam hiện nay.

7. Vườn địa lan huyền bí 100 triệu đồng/chậu của anh Dương Hoàng Thắng (Lào Cai)

Vườn địa lan Trần Mộng của anh Dương Hoàng Thắng ở Sapa (Lào Cai) được xem là vườn lan nổi tiếng nhất Việt Nam với hơn 1000 chậu. Anh Thắng cho hay, tên đầy đủ của loại lan này là địa lan Kiếm Trần Mộng, thuộc một chi trong họ lan. Lan Kiếm có những loài bám trên cây gọi là phong lan Kiếm và có loài mọc dưới đất, được gọi là địa lan Kiếm. Loại anh trồng là địa lan Kiếm Trần Mộng.


Chậu địa lan Kiếm Trần Mộng 100 cành được một đại gia ở Vĩnh Phúc mua với giá
trên 100 triệu đồng. Ảnh: Xuân Hòa/newzing.vn

Giá lan Trần Mộng khá đắt vì hiếm, chậu rẻ nhất 5-10 triệu đồng, chậu trung bình 20-50 cành hoa có giá 30-40 triệu đồng, chậu cao cấp 60 cành hoa trở lên giá 70-80 triệu đồng.Truyền thuyết kể rằng vua Trần Anh Tông trong một đêm ngủ mộng thấy được xem một loài địa lan lạ, hoa màu đỏ hồng, rất đẹp và rất thơm. Khi tỉnh giấc, nhà vua ngẩn ngơ, bần thần. Kỳ lạ thay, trong ngày hôm đó, có người mang tiến vua một chậu lan như trong giấc mộng. Do đó, loài lan quý được mang tên địa lan Trần Mộng, tức giấc mộng của vua Trần.

8. Vườn lan “Sang còi” (Lâm Đồng)

Chọn được hướng đi đúng để khởi nghiệp nên mới 33 tuổi, Phan Thanh Sang (ngụ TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) đã có trang trại phát triển bền vững, thu nhập tiền tỉ mỗi năm với hoa lan.
Với suy nghĩ đó, từ năm 2 đại học, Sang đã bắt đầu xây dựng thương hiệu cho vườn lan 20 m2 của nhà mình với tên “Sang còi”. Lúc nhỏ Sang bị “còi” nên gia đình cứ gọi “thằng còi”, giờ đặt tên thương hiệu, lại hóa ra hay. Đến năm 2010, Sang đổi thành YSA Orchid Farm. Phan Thanh Sang bên các loại hoa phong lan do anh nghiên cứu, lai tạo… Ảnh: Q.H/Dân Việt

Hiện nay, dù thương hiệu YSA Orchid Farm đã được phổ biến rộng rãi nhưng cái tên dân dã “Sang còi” vẫn được Sang gìn giữ, treo tại các vườn lan.Sang đã phát triển mạnh mẽ từ vườn lan 20 m2, 100 m2, 500 m2, rồi 5.000 m2, đến nay Sang sở hữu 3 khu trang trại đầu tư bài bản, hiện đại theo hướng nông nghiệp công nghệ cao với tổng diện tích hơn 10 ha, trị giá trên dưới 70 tỉ đồng.

9. Vườn lan của “lão nông” Lê Thanh Hùng (Lâm Đồng)

“Lão nông” Lê Thanh Hùng ở TP Đà Lạt, Lâm Đồng đến với lan khá tình cờ thế nhưng hiện giờ ông sở hữu vườn lan rộng 4.500 m2. Sau nhiều lần thất bại, khó khăn thậm chí là mất hết cả vốn thế nhưng nhờ nghị lực, đam mê giờ đây vườn lan của ông cho thu nhập hơn nửa tỷ đồng mỗi năm. Ngoài ra, ông ươm mầm thành công nhiều giống hoa lan phục vụ nhu cầu thưởng hoa của mọi người.


Vườn lan tiền tỷ xanh mướt của “lão nông” Lê Thanh Hùng ở Xuân Trường, TP Đà Lạt. Nguồn ảnh: Dân Trí

Hiện nay, vườn lan 4.500m2 nhà ông Hùng trồng 5 giống lan: Hoàng Hậu, Vàng mít, Xanh cốm, Xanh ngọc, Hồng hai da… tất cả đều đang trổ nụ để chuẩn bị cho vụ hoa tết.

10. Vườn lan huyền thoại của cựu chiến binh Bùi Văn Dũng (Tuyên Quang)

Gọi là vườn lan huyền thoại vì vườn lan của cựu chiến binh Bùi Văn Dũng không hề giống bất kỳ vườn lan nào ở Việt Nam. Ông trồng lan trên những cây nhãn đã hơn 40 năm tuổi và lưu giữ tồn như một kỷ niệm của gia đình để
mọi người thưởng lãm chứ không bán.

Ông Bùi Văn Dũng và vợ, bà Nguyễn Lâm Hương, chủ vườn lan huyền thoại
ờ Tuyên Quang. Nguồn ảnh: Vietnamnet

Lúc đầu, chỉ có vài nhánh lan rừng nhưng sau 20 năm kiên trì, tỉ mỉ ghép, nhân giống. Hiện tại, ông Dũng đã có khu vườn huyền thoại, với 8 cây nhãn cổ thụ đầy hoa lan rực rỡ màu phi điệp tím, giống hoa lan đặc hữu của Tuyên Quang.

(Nguồn: trainghiemhay.com)