Tìm hiểu đặc điểm thực vật của lan Hồ điệp

Lan Hồ Điệp là một giống lan đẹp, hoa có nhiều màu sắc đẹp mang và giúp mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng lan. Thông thường, mỗi giống lan sẽ có đặc điểm thực vật khác nhau, riêng đối với lan hồ điệp thì có các đặc điểm sau:

+ Rễ lan hồ điệp

Rễ lan hồ điệp sẽ được chia ra thành: rễ chính, rễ phụ, rễ nhanh, lông hút rõ ràng, rễ có dạng hình tròn, to mập có nhánh hoặc không nhánh. Rễ lan thường có màu trắng, đầu rễ màu xanh, trắng hoặc màu tối đỏ, rễ thường tràn ra khỏi chậu, buông lơ lửng trong không khí có tác dụng hút oxi và nước để nuôi cây. Theo những người trồng lan chuyên nghiệp thì rễ lan hồ điệp còn có khả năng quan hợp rất tốt.

Phần rễ trên thường sống cộng sinh với nấm, do hạt của hoa lan hầu hết không có nội nhũ và không được cung cấp đủ dinh dưỡng khi nảy mầm. Do vậy, nếu trong điều kiện tự nhiên thì cây lan dựa vào các mầm sống cộng sinh để hút chất dinh dưỡng. Nếu trồng trong chậu thì bạn cần tưới nước và bón phân thật loãng để tưới cho cây.

+ Thân lan hồ điệp

Lan hồ điệp thuộc loại đơn thân, không có giả hành và có mùa nghỉ rõ rệt. Thế nhưng, lan đơn thân thường sinh trưởng rất chậm chạm, nếu được chăm sóc trong môi trường thuận lợi thì hàng năm nó sẽ mọc thêm nhiều lá mới. Theo sự sinh trưởng của cây thì các lá già dưới gần gốc sẽ dần dần rụng và héo đi. Cây lan hồ điệp rất khó ra chồi nhánh nên không dùng phương pháp tách cây để nhân giống. Thân lan hồ điêp ngoài tác dụng giúp cây đúng thẳng thì còn có nhiệm vụ trữ chất dinh dưỡng để nuôi cây.

+ Lá lan hồ điệp

Lá lan hồ điệp to dày, đầy đặn, các lá mọc đối xứng và ôm lấy thân cây, số lượng lá mỗi cây trưởng thành khoảng 4 lá trở lên. Trên nách lá có 2 chồi phụ, chồi phụ trên to hơn chồi hoa sơ cấp, bên dưới là chồi dinh dưỡng sơ cấp.

Về màu sắc của lá lan gồm 3 màu gồm: lá màu xanh, mặt trên và dưới lá có màu đỏ, mặt trên lá đốm và mặt dưới là màu đỏ. Theo đó, bạn có thể dựa vào màu sắc của lá để phân biệt được tình trạng của cây lan.

+ Hoa lan hồ điệp

Cành hoa của lan hồ điệp được mọc ra từ nách lá, đếm từ trên xuống thì hoa lan sẽ bắt đầu mọc từ lá thứ 3 hoặc thứ 4, cánh hoa có thể phân nhánh hoặc không. Đối với những hoa lan to thường không phân nhánh, cành hoa chưa phân hóa đốt hoa thường ở dạng tiềm chồi nách hoặc tiềm chồi hoa.

Đa số các giống hoa đơn cây chỉ ra một cành hoa, một số giống khác trong điều kiện chăm sóc tốt thì có thể mọc được 2-3 cành hoa. Theo kinh nghiệm, để cây lan cho hoa to đẹp bạn cần phải khống chế số bông trên một cành hoặc cắt bớt một số cành nhánh sẽ cho hoa chất lượng hơn.

+ Quả và hạt

Lan hồ điệp thụ phân nhân tạo hoặc thụ phấn nhờ côn trùng, vỏ quả có hình que, phát triển chậm và trải qua 4 tháng mới chín và tách vỏ, số lượng hạt trong một quả cũng khác nhau tùy vào giống bố mẹ. Hạt có kích thước nhỏ, dạng bột, không có phôi nhũ, trong điều kiện tự nhiên rất khó nảy mầm thành cây con, vì thế khi gieo hạt cần trong điều kiện vô trùng, thường để thể tiền chồi nảy mầm thành cây.