Tất tần tật về hoàng nhạn rừng- 1 trong 5 loại lan rừng thơm nhất

Nhắc đến những loài lan rừng thơm nhất chắc không thể không kể đến hoàng nhạn rừng. Đây còn là một trong những loài hoa lan có được sự quyến rũ khó tả.

Cùng với Hoàng nhạn rựng thì Quế lan hương, Đai Châu rừng, lan Trầm rừng, Phi điệp rừng là 4 loài lan còn lại nằm trong danh sách loài lan rừng thơm nhất hiện nay.

Đặc điểm chung

Hoàng nhạn có nguồn gốc xuất xứ từ nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt phải kể đến là vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, lan hoàng nhạn rừng thường mọc chủ yếu Miền Nam Trung Bộ, khu vực dọc theo dãy Trường Sơn giáp với Campuchia và Thái Lan.

Lan hoàng nhạn có 2 màu sắc phổ biến đó là vàng tím và vàng trơn.

Hoa lan hoàng nhạn ở tự nhiên thường có cánh hoa nhỏ, cũng có một số ít cây hoa ra cánh dạng tròn. Mùi thơm của hoàng nhạn không nồng nàn như Quế Lan Hương cũng không ngọt nhẹ như lan Đai Châu nhưng vẫn giữ được sự đặc trưng dịu ngọt và dễ chịu của nó.

Công nghệ lai tạo cho nhiều loại lan hoàng nhạn với nhiều màu sắc đa dạng hơn, có cánh hoa dày hơn, bầu hoa to nhưng mùi thơm không thể đạt được.

Điều kiện trồng và chăm sóc hoàng nhạn

Khám phá các loại lan rừng thơm mang mùi hương quyến rũ

Hoàng nhạn là loại hoa lan ưa ẩm (khoảng 70%- 80%)và thoáng gió, nhu cầu ánh sáng từ 20-50%. Khi mới trồng cây (cây chưa thuần) ánh nắng hợp lí cho cây khoảng 20% ánh nắng khi nhiệt độ ở >30 độ C và 40% ánh nắng khi nhiệt độ ở <20 độ C

Mỗi ngày, Hoàng nhạn cần ánh nắng khoảng 3h đồng hồ trở lên.

Khi cây trồng thuần bám rễ thì cây rất khỏe cần trung bình là khoảng 30% ánh nắng là cây phát triển tốt nhất.

Nhạn rừng cần tưới đủ ẩm, mùa hè ít nhất mỗi ngày tưới 1 lần.

Thời điểm bón phân cho hoa lan Hoàng Nhạn là lúc cây đã và đang phát triển bộ rễ. Lúc này ta dùng phân tan chậm hoặc dùng phân bón qua lá; nên dừng bón ngày mưa nhiều.

>>> XEM THÊM: Người đàn ông miền Tây làm giàu từ nghề trồng hoa lan