Những kinh nghiệm chăm sóc hoa lan chuẩn nhất

Hướng dẫn cách ghép lan Hoàng thảo đùi gà

Hoa lan là một loài hoa rất đẹp và được rất nhiều người chơi hoa kiểng săn đón thường xuyên và nhiều nhất. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại hoa lan với nhiều hình dáng, màu sắc hoa và hương thơm khác nhau.

Cùng một giống hoa lan, cùng trồng ở một nơi nhưng sự sinh trưởng của chồi, rễ lá và sự ra hoa cũng như hương thơm cũng khác nhau xa. Thậm chí, một số trường hợp phổ biến nhất thường thấy với người chơi lan hoặc những người mới tập tành “bước vào nghề” chơi hoa lan như:

+ Rễ lan bị hư, thối rễ lan trầm trọng.

+ Chồi và lá thóp lại, vàng úa và cháy lá.

+ Lá xuất hiện nhiều đốm, lá không sung sức và xanh mượt bình thường.

+ Lan trồng nhưng không ra hoa vẫn chưa tìm được nguyên nhân

+ Bón phân cho lan thế nào là thích hợp nhất?

+ Giá thế trồng lan nào là tốt nhất cho hoa lan?

+ Chậu trồng lan nào là tốt nhất?

+ Tưới nước bao nhiêu là đủ và tưới nước cho lan vào lúc nào là thích hợp?

Trên đây chỉ mới là vài câu hỏi mà đại đa số giới chơi lan thường xuyên tự đặt ra. Tuy nhiên, còn rất nhiều trường hợp nữa vẫn chưa có một câu trả lời chính xác và cách khắc phục hiệu quả nhất.

Trong bài viết hôm nay, Vuonlan.net chia sẻ cho các bạn về chủ đề “ Những kinh nghiệm trong chăm sóc hoa lan”. Bài viết này xoay quanh các vấn đề về:

 | Cách làm cho hoa lan ra hoa, lí do tại sao lan không ra hoa

 | Cách tưới nước và chăm sóc lan ở giai đoạn ban đầu, giai đoạn ra hoa và sau ra hoa

 | Các loại chậu trồng lan nào? Giá thể trồng lan nào là thích hợp nhất cho từng loại hoa lan

 | Chế độ bón phân và dinh dưỡng cho hoa lan đúng cách, đúng thời điểm

Bây giờ chúng ta cùng đi vào vấn đề chính của bài viết hôm nay. Đó chính là “ Những kinh nghiệm chăm sóc hoa lan”.

Hiện tượng phong lan (hoa lan) không ra hoa? 

Để trả lời cho câu hỏi này một cách chính xác nhất, chúng ta cùng tìm hiểu bản chất của việc ra hoa ở phong lan, những điều kiện cần và đủ để phong lan ra hoa.

Kinh nghiệm chăm sóc lan

      Có 03 điều kiện cần và đủ để ra phong lan ra hoa bao gồm:

+ Tuổi sinh trưởng của lan hay còn gọi là Phong lan đến giai đoạn ra hoa

+ Phân bón và dinh dưỡng thiết yếu để kích thích ra hoa

+ Ánh sáng và các điều kiện khác.

Phong lan đến giai đoạn ra hoa 

Giai đoạn ra hoa của phong lan hay còn gọi là giai đoạn trưởng thành thành thục của phong lan. Thông thường, giai đoạn phát triển của hoa lan được chia ra làm 04 giai đoạn chính bao gồm: Cây con, sinh trưởng mạnh, trước ra hoa và giai đoạn ra hoa.

Phong lan muốn ra hoa được, chúng phải trải qua được các giai đoạn: cây con, sinh trưởng mạnh và trước ra hoa. Ở các giai đoạn này, bạn cần chăm sóc hoa lan thật kĩ càng cả về chế độ tưới nước lẫn dinh dưỡng và phân bón cho hoa lan.

Đến giai đoạn cây trưởng thành khỏe mạnh, chỉ cần nhận được “tín hiệu ra hoa” tự khắc các mầm ngủ của hoa sẽ bị đánh thức và hoa lan sẽ trổ một cách đồng loạt và tỏa hương thơm ngát với các màu sắc rực rỡ đặc trưng của từng loại hoa lan.

Dinh dưỡng và phân bón cho lan để kích thích hoa trổ

Kinh nghiệm chăm sóc lan

Như đã trình bày ở trên, chỉ cần đến giai đoạn sinh trưởng thành thục. Với những “tín hiệu ra hoa” được phong lan tiếp nhận qua “hàm lượng phân bón” là các mầm ngủ của hoa sẽ được đánh thức.

Trong giai đoạn kích thích ra hoa cho phong lan, thì hàm lượng N-P-K bạn chọn phải hợp lí. Ở giai đoạn này, Hàm lượng P (Lân) và Kali (K) phải cao hơn nhiều so với hàm lượng N (Nito).

Lân có nhiệm vụ đánh bật mầm ngủ hoa của phong lan, giúp phong lan nhận được tín hiệu để nở hoa, giúp hoa trổ một cách đều và đồng loạt hơn.

Một lưu ý nhỏ với bạn, nếu như giai đoạn ra hoa là cần thiết với hàm lượng Lân và Kali cao thì ở 03 giai đoạn trước đó bạn cần chăm sóc lan một cách chu đáo nhất về nhu cầu dinh dưỡng để đảm bảo rằng lúc hoa khi trổ sẽ đẹp, nở rộ và bền màu ở các cánh hoa hơn.

Ánh sáng có thật sự cần thiết cho sự ra hoa của phong lan? 

Nếu nói 02 điều kiện trên là điều kiện cần, thì yếu tố ÁNH SÁNG – NẮNG là điều kiện đủ để hoa lan trổ hoa. Nếu chỉ đáp ứng được 02 điều kiện trên thì việc ra hoa của phong lan chỉ đạt 50%. Điều quan trọng nhất đối với sự ra hoa của phong lan đó chính là ánh sáng.

Kinh nghiệm chăm sóc lan

Tuy nhiên, chế độ ánh sáng (nắng) ở từng loại hoa lan khác nhau là khác nhau hoàn toàn. Có những loại hoa lan chỉ cần 30% – 40% để kích thích sự ra hoa, có những loại hoa lan cần 50% nắng để ra hoa có những loài hoa lan cần đến 70% hoặc thậm chí 100% ánh nắng để kích thích sự ra hoa của chúng.

Có phải bạn đang tự hỏi rằng “Vậy hoa lan bạn đang trồng cần bao nhiêu nắng để ra hoa không?”. Đừng quá lo lắng, Nông Nghiệp Phố sẽ tiết lộ ngay một kinh nghiệm để bạn có thể biết được thật sự loại hoa lan nào cần lượng ánh nắng bao nhiêu để ra hoa.

Cụ thể như sau, với một số loại lan đặc trưng cần lượng ánh nắng tối thiểu để ra hoa như:

+ Lan hồ điệp cần 30% ánh nắng cho quá trình sinh trưởng và ra hoa của chúng

+ Lan Cattleya cần 50% ánh nắng cho quá trình sinh trưởng và ra hoa của chúng

+ Lan Wanda, Denrobium, Sobralia,.. cần 70% hoặc 100% nắng để ra hoa.

Có một điểm chung nhất bạn có thể hiểu rõ là Lượng ánh sáng cần thiết cho quá trình ra hoa của phong lan đó chính là độ dày, hình dáng và kích thước lá của các loại lan: Lan có độ dày, bản lá rộng thì cần lượng nắng ít trong quá trình sinh trưởng và ra hoa. Ngược lại, lá dài và mỏng hơn, hẹp về bề ngang thì cần nhiều nắng hơn.

Ba yếu tố kể trên là ba yếu tố hay xảy ra nhất và dễ xử lý nhất. Ngoài các  trường hợp trên thì còn nhiều yếu tố khác nữa làm phong lan không ra hoa được.

Cách chăm sóc cho bộ lá của phong lan khỏe mạnh 

Kinh nghiệm chăm sóc lan

Có 03 thứ mà bạn cần quan tâm khi chơi phong lan đó chính là: Lá, rễ và hoa của phong lan. Bộ lá khỏe mạnh, rễ mập mạp thì hoa của phong lan mới nở đẹp.

Để bộ lá của hoa lan khỏe mạnh ta cần quan tấm 02 điều: Dinh dưỡng cho lá và phòng chống các bệnh trên lá của hoa lan.

Dinh dưỡng thiết yếu cho lá xanh mượt và khỏe mạnh 

Để có một bộ lá khỏe mạnh, bạn cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu cho hoa lan. Như đã đề cập phía trên, giai đoạn phát triển của hoa lan chung quy trải qua 04 giai đoan chính yếu đó.

Bộ lá của hoa lan cần được chăm sóc ngay từ giai đoạn ban đầu cho đến trước giai đoạn ra hoa. Với giai đoạn này, phân bón bạn cần cung cấp phải đầy đủ dinh dưỡng như sau: Nito thật sự rất cần thiết cho sự phát triển các bộ phận và nhất là lá của hoa lan.

Phân bón cho lan trên thị trường hiện nay được chia ra thành các dòng như: Phân dạng tan chậm dùng để đặt ở gốc của hoa lan và dòng phân bón dạng phân bón lá – tưới hoặc phun cho lan.

Một kinh nghiệm nhỏ để giúp bộ lá của lan khỏe mạnh, bạn cần quan tâm các điều kiện sau:

+ Thử nghiệm xem thực sự hoa lan bạn đang trồng “hợp” với phân dạng tan chậm hay dạng bón qua lá.

+ Nếu dùng thử nghiệm, tốt nhất trong một thời gian ngắn không thử nghiệm nhiều loại phân mà cách ly để đảm bảo rằng mức độ hiệu quả của từng loại phân mà bạn thử nghiệm.

+ Nên pha loãng các loại phân bón và tưới thành nhiều đợt. Tuyệt đối không tưới hàm lượng cao với mật độ tưới dày đặc sẽ làm hoa lan bị ngộ độc phân bón.

+ Một vài dòng phân bón có hàm lượng NPK giống nhau để kích thích phát triển bộ lá, nhưng một số loại lan thích hợp với dòng phân NPK nhãn hiệu này hoặc nhà sản xuất này hơn so với nhà sản xuất kia. Điều này cũng có thể do hàm lượng các chất bổ sung hoặc TE được nhà sản xuất thêm vào hợp với giống lan đó.

Các dấu hiệu bệnh trên lá hoa lan và cách khắc phục 

Bệnh xuất hiện trên lá của hoa lan có rất nhiều biểu hiện và nhiều loại bệnh khác nhau. Một số bệnh hoặc biểu hiện bệnh trên lá của hoa lan thường gặp như:

Hiện tượng lá mềm nhũn và nhăn nheo trên lan 

Kinh nghiệm chăm sóc lan

Nguyên nhân: Nguyên nhân chính xác của trường hợp lá mềm nhũn và nhăn nheo đó chính là rễ hoa lan bị bệnh. Nguyên nhân rễ bệnh sẽ dẫn đến trường hợp hút nước kém và từ đó làm lá mềm và nhăn nheo.

Cách khắc phục: Lấy hoa lan ra khỏi chậu, cắt tỉa rễ bị thối hoặc hỏng. Tiến hành dùng Diêm sinh (Sulfur) rắc vào gốc rồi bỏ vào túi nylon. Sau đó, đặt chúng ở nới mát mẻ đến khi ra rễ trở lại thì tiến hành cho hoa lan vào chậu trồng trở lại.

Hiện tượng đầu lá của phong lan bị cháy 

Kinh nghiệm chăm sóc lan

Nguyên nhân: Nguyên nhân chính của trường hợp này bao gồm hai lí do: Bón phân với liều lượng quá nhiều hoặc lượng muối tồn đọng lại trong chậu trồng sau quá trình bón phân.

Cách khắc phục: Với trường hợp thứ nhất, ta nên giảm hàm lượng bón phân lại và pha thật loãng phân bón. Trường hợp thứ hai, ta tiến hành dùng muối EPSOL SALT (MgSO4) pha 1 muỗng cho 1 gallon nước ( ~3,8 lít nước) và tưới thật đẫm vô chậu trồng lan, tiến hành xả nước sạch vào chậu sau đó để ráo. Việc này nên tiến hành mỗi tháng một lần để tránh muối tồn đọng trong chậu.

Hiện tượng lá của phong lan bị đốm đen hoặc đốm vòng 

Kinh nghiệm chăm sóc lan

Nguyên nhân: Nguyên nhân chính của trường hợp này bao gồm hai lí do: Điều kiện môi trường thay đổi đột ngột làm vi khuẩn và nấm xuất hiện mạnh và lí do thứ hai đó chính là virus.

Cách khắc phục: Với trường hợp do nấm gây ra, bạn có thể mua các loại thuốc kháng nấm hoặc thuốc tẩy rửa nấm mốc như: Benlate (benomyl), Daconil hoặc các dòng tẩy rửa DONA AR 200S,.. Nếu bệnh lá do virus chỉ có cách hủy bỏ phong lan đó để tránh lây nhiễm sang giò lan khác.

Hiện tượng rụng lá trên phong lan 

Nguyên nhân: Rụng lá trên phong lan thường là do lá già, do thiếu nước hoặc lan không có các củ già.

Cách khắc phục: Lá già rụng là việc bình thường, bạn không cần lo lắng với trường hợp này. Với trường hợp thiếu nước, không cócủ già là do các củ già là bầu chứa nước. Nếu thiếu nước, củ non sẽ đi hút nước ở củ già làm lá sẽ rụng đi.

Các loại giá thể trồng lan nào phù hợp với loại lan? 

Giá thể trồng lan hiện nay được tìm hiểu và đã được ứng dụng để trồng các loại lan một cách đại trà.

Các loại giá thể trồng lan được dùng nhiều nhất hiện nay bao gồm: Vỏ thông, Dớn mềm chile moss, than củ, vỏ đậu phộng, xơ dừa – vỏ dừa, viên đất nung (sỏi nhẹ),..

Mỗi một loại giá thể trồng lan có ưu và nhược điểm khác nhau, phù hợp với từng loại lan khác nhau do đặc tính cấu trúc đặc trưng. Thông thường, bạn nên lựa chọn giá thể trồng lan trên các tiêu chí như sau:

+ Khả năng thông thoáng của giá thể có tốt không?

+ Khả năng giữ nước và điều tiết nước của giá thể trồng lan có tốt không?

+ Cấu trúc lỗ xốp và mật độ lỗ thoáng khí của giá thể trồng lan.

Nếu giá thể trồng lan quan trọng với phong lan thì chậu trồng lan cũng không kém phần quan trọng. Hiện nay, thị trường có rất nhiều loại chậu trồng lan được bán để người chơi lan có thể lựa chọn bao gồm: Chậu nhựa trồng lan, chậu gỗ trồng lan, chậu đất nung trồng lan,… Mỗi một loại chất liệu có những điểm ưu khác nhau và phù hợp với từng đặc tính và bộ rễ của phong lan.

Thông thường nhất, người trồng lan lựa chọn chậu trồng lan theo các tiêu chí như sau:

+ Chậu nhựa trồng lan: Giá rẻ, nhẹ và gọn ràng hơn. Tuy nhiên, độ thoáng khí và tính thẩm mĩ không được cao. Nhất là đối với các loại lan quý hiếm.

+ Chậu đất nung: Chậu đất nung có khả năng giữ ẩm tốt, có tính thẩm mĩ trung bình. Nhưng điểm nhược lớn nhất của chậu đất nung đó là sự đọng muối ở chậu, chậu đất nung rất dễ vỡ nên tùy từng loại lan mà bạn nên lựa chọn cho phù hợp.

+ Chậu gỗ trồng lan: Loại chậu này có ưu điểm lớn nhất đó là sự thông thoáng, tính thẩm mĩ cực kì cao, sang trọng và phù hợp nhiều loại lan. Nhược điểm lớn nhất đó là chất liệu gỗ sẽ dễ mục với các  loại gỗ có đặc tính thấp hoặc trung bình.

Theo: Nông nghiệp phố