Nhìn bằng mắt những hiện tượng này trên lan biết ngay cây thiếu chất gì và cách tưới phân chuẩn nhất

Nếu lan gặp các dấu hiệu dưới đây, bạn hãy xem lại cách tưới phân bón của mình.

  1. Một số bệnh thiếu chất dinh dưỡng ở lan và biểu hiện
Cây thiếu chất dinh dưỡng sẽ không thể tươi đẹp, xanh tốt được.

Bệnh thiếu đạm

– Khi lan có dấu hiệu úa vàng, lá rụng đi và nhỏ lại, có màu xanh non yếu ớt hoặc vàng vọt và sự thay đổi màu sắc này thường xảy ra ở những lá già trước rồi đến các lá non -> Thiếu đạm.

Lá non phát triển nhanh nên cần nhiều đạm, đạm từ lá già sẽ chuyển đến lá non, vì vậy hiện tượng thiếu đạm thường ít thấy ở lá non và chỉ xảy ra khi cây thiếu rất nhiều đạm trong thời gian dài. Lá non sẽ thường có màu xanh nhạt, yếu ớt và không tươi.

Cách khắc phục: tưới phân dạm, nhất là phân nước thì hiệu quả nhanh hơn.

Bệnh thiếu lân:

– Khi lá của biểu hiện ngắn, hẹp, dài, mọc chụm lại ở ngọn. Cây cao, thân nhỏ, rễ không phát triển không có chồi mới hoặc có chồi mới nhưng yếu ớt, lá cũng cứng đờ -> Thiếu lân.

Nếu thiếu lân quá nhiều thì cây sẽ còi cọc, héo, thậm chí ngừng phát triển. Cây đang chuẩn bị ra hoa thì cành hoa ngắn lại, cành cong. Khi ra hoa sẽ nhỏ, số lượng ít và chóng tàn.

Cách khắc phục: Tưới thêm lân. Chú ý, tuyệt đối không dùng phân hóa học quá kiềm hay quá axit hoặc ta tưới phân dạm dưới dạng NH2SO4 và Ure nồng độ cao thì lam cho P2O5 không hòa tan ở dạng mà cây hấp thụ được khiến cây vẫn thiếu lân.

Bệnh thiếu Kali:

– Khi các lá già làm cho chúng chuyển thành màu vàng hay đỏ, nhất là ở các viền lá, rồi lá khô và rụng đi. Cây không lớn, có khi không ra hoa, hoặc nếu có hoa thì hoa cũng nhỏ, màu sắc không điều hòa, không bình thường.

Cách khắc phục: tăng K­2O lúc lan sắp ra hoa.

Bệnh thiếu Magie:

– Khi các lá già bắt đầu vàng nhạt trong khi các lá sống có màu xanh thẫm, ngược lại khi đó rễ phát triển rất mạnh, to khác thường -> Thiếu Magie.

Cách khắc phục: Tưới Mg dưới dạng MgSO4 có thể trộn lẫn trong phân khác hoặc hòa tan trong nước tưới với liều lượng là 10-20g/l nước tưới.

Bệnh thiếu canxi

– Khi các rễ cụt, không phát triển được, đồng thời đỉnh ngọn chậm tăng trưởng làm cho các lóng ngắn lại ở gần đọt. Tiếp theo, các lá mọc chụm lại, đỉnh các lá mới bị đen ở chót và vết đen lan dần xuống gốc, thân của chồi mới bị cong như cánh quạt.

Cách khắc phục: Tưới thêm canxi.

2. Cách tưới phân chuẩn nhất

Chú ý tưới lan đều khắp, pha đúng tỉ lệ.

Lưu ý hàng đầu khi tưới phân cho lan là hòa loãng, cho phân hòa tan hoàn toàn vào nước để giúp phân tán đều khắp chậu, mau đến rễ.

Để tưới phân vừa giúp cây hấp thu được nhiều nhất vừa kinh tế nhất, ta chú ý, ta tưới nước trước một lượt như hàng ngày sau đó mới quay lại tưới phân cho vừa ướt cả chậu và bộ rễ mà không để phân chảy xuống đất như khi tưới nước đồng thời giúp cây dễ dàng thấm phân giúp ta tiết kiệm được ½ số phân dùng bình thường.

Chọn thời điểm tưới phân thích hợp nhất là sáng sớm và chiều mát. Không tưới phân vào buổi trưa.

Lưu ý: Sau khi tưới phân 1 ngày thì nên gia tăng lượng nước tưới của ngày sau đó để rửa sạch muối còn đọng lại trên thân lá đã tuới trước đó.

>>> XEM THÊM: Vườn hoa lan mỗi năm thu bạc tỉ của cụ bà 74 tuổi ở TPHCM