Nhất Điểm Hồng – loài lan đẹp không thể thiếu trong vườn lan

Nhất Điểm Hồng mọc thành từng bụi sống phụ sinh trên các thân cây cao. Thân cây nhất điểm hồng mọc thẳng đứng ngả màu xanh vàng, cao khoảng 25-40 cm, có khoảng 6-9 đốt, có lông đen bao bọc thân giả hành khi cây còn non.


Nhất điểm hồng có lá cứng, hình trái xoan mọc so le trên thân, có 7 gân, dài 4–6 cm, rộng 1,5–3 cm. có lông đen bao phủ 2 mặt lá.

Hoa Hoàng Thảo Nhất điểm hồng thường mọc ở đỉnh, từ 2-6 bông. Cánh hoa nhất điểm hồng màu trắng sáng bóng hơi dày như có phủ một lớp sáp, lưỡi hoa cuốn mép, xoăn lại, họng màu đỏ rực hoặc màu cam, hoa có mùi thơm như mùi cam, quít.
Khu vực phân bố của lan nhất điểm hồng:
Cây lan này mọc Ấn Độ, Lào, Campuchia,Việt Nam Ở Việt Nam thường gặp loại lan này ở Đà nẵng, Nhatrang, Lang bian, Đà lạt, Sông Bé, Lộc ninh.

Kỹ thuật trồng hoàng thảo nhất điểm hồng

Đây là loại lan rừng khó trồng do đặc điểm sinh sống của chúng là ở những vùng cao. Do đó, sau khi khai thác mang về vùng đồng bằng, cây thường có xu hướng nhỏ dần, hay bị thối gốc và đọt non nên khi trồng nhất điểm hồng chú ý tránh nước mưa trực tiếp. Để trồng được lan nhất điểm hồng, bạn phải hiểu được đặc tính sống của chúng trong môi trường tự nhiên, để khi trồng tại nhà chúng ta cố gắng tạo cho chúng môi trường sống tương tự:
Độ ẩm: Cây ưa khí hậu thoáng mát hơi lạnh.
Giá thể trồng nhất điểm hồng: nên chọn là gỗ lũa (đã bóc hết vỏ), chậu gỗ không giá thể, thoáng đáy. Nếu trồng trên lũa thì nên đặt gốc cây nằm giữa thân gỗ để nghiêng sao cho khi tưới nước ít đọng lại ở phần gốc lan nhất.

Nhất điểm hồng mọc tự nhiên ở rừng

Tưới nước: tưới đủ ẩm khi cây non mới ra, đến khi được khoảng 4-5 lá thì giảm tưới.
Bón phân: Loại lan này khá là nhạy cảm với các loại phân bón, chúng ưa thích những loại phân có nguồn gốc hữu cơ (phân cá, rong biển…) hơn là phân bón vô cơ. Ít sử dụng phân có hàm lượng nitơ (N) cao và mỗi lần tưới phân nên cách xa nhau 10-15 ngày.