Nếu rễ lan vườn nhà phát triển kém có thể bạn chưa biết 1 số cách chăm sóc đơn giản này

Rễ phong lan gồm 1 lõi bên trong rất cứng có chức năng lưu dẫn chất dinh dưỡng và 1 lớp phủ bên ngoài là vật liệu không thấm nhưng hấp thụ được nước, phân bón và oxy.

Bộ rễ khỏe là bộ rễ có màu xanh lục. Phần xanh ở đầu rễ càng dài thì rễ sẽ mọc càng nhanh.

Rễ của hoa lan không chỉ hấp thụ chất dinh dưỡng, sương sớm, nước mưa…mà còn phải bám chặt vào thân cây, giá thể đồng thời có khả năng lưu trữ chất dinh dưỡng và nước tạm thời trước khi lưu dẫn lên thân.

I. Những lưu ý khi chăm sóc rễ cho hoa lan

 

  1. Có nên thay chậu cho cây hoa lan?

Việc chọn giá thể, thay chậu cho lan đúng thời điểm và phù hợp là yếu tố quan trọng giúp cây sống và phát triển. Với quan niệm giữ nguyên cây lan với giá thể hiện có trong chậu qua thời gian là sai lầm vì khi rễ bám vào giá thể cũ đã bị phân hủy sẽ dẫn đến nhiều bệnh liên quan đến rễ khiến cây khó phát triển, nặng hơn có thể làm cây chết.

Chọn thời gian thay chậu:

– Khi rễ bắt đầu nhú đến khoảng 2-3cm. Nếu chọn thời điểm này để thay chậu sẽ giúp rễ cây thích nghi nhanh với môi trường mới.

– Hoặc bạn cũng có thể chọn thời điểm khi rễ cây dài 5-6cm.

2. Thay đổi chất lượng nước

Sự thay đổi về chất lượng nước tốt hơn có thể giúp lan chột rễ cũ và mọc mới nhằm thích nghi với các điều kiện mới.

II. Những sai lầm bạn có thể mắc phải khi trồng lan

Một cây lan không chịu ra rễ, sau khi chồi ch.ết thân cũng hỏng.

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến lan chậm rễ, cháy đầu rễ:

  1. Xử lý giá thể trồng phong lan sai cách

– Xử lý giá thể trồng lan có thể than để trồng lan có chứa nồng độ mặn.

– Cách khắc phục: Chuyển lan trồng vào giá thể khác hoặc tưới xả nước nhiều lần, đồng thời kíc.h rễ bằng thuốc B1.

  1. Sử dụng chất hóa học quá sớm

Khi lan mới ra rễ, đầu rễ còn non bạn đã tưới phân, xịt thuốc nấm hay diệt vi khuẩn cho lan là nguyên nhân dẫn đến rễ bị thun lại, không phát triển được nữa.

– Cách khắc phục: Dùng nước tưới thường xuyên, dừng tưới phân, phun thuốc tới khi lan mọc rễ mới.

  1. Tưới nước sai đúng thời điểm

Việc tưới nước sai thời điểm như lúc trưa nắng sẽ làm cây sẽ bị sốc nhiệt ngay sau đó.

Lời khuyên: Tưới nước vào sáng sớm và chiều muộn

  1. Không thay giá thể lan

Khi giá thể bị hư mục vẫn chưa được thay mới sẽ khiến đầu rễ lan kém phát triển thậm chí bị cháy vì giá thể để quá lâu đã gia tăng thêm acid hoặc quá kiềm.

  1. Thay đổi vị trí trồng lan và lạm dụng việc di chuyển lan

Khi bạn di chuyên chậu lan từ vùng này sang vùng khác dẫn đến khí hậu bị thay đổi đột ngột làm cây không ra rễ mới.

Nếu di chuyển chỗ ở của lan quá thường xuyên cũng gây ra sự phát triển chậm ở rễ cattleya, thiếu hụt nắng sáng khiến lan lâu ra rễ mới.

Ngoài ra, nếu trồng lan ở điều kiện quá nóng cũng làm cho rễ bị thun lại.

6. Tách chiết nhiều lần

Việc tách chiết nhiều lần với  Cattleya khiến cây khó có thể ra rễ mới ở những giả hành cũ, hoặc khi giả hành con đâm rễ con thì mới bung rễ sau.

7. Ghép lan trên thân gỗ không vững

Lan khi ghép trên thân gỗ không được cố định vững, đong đưa sẽ khó cho rễ.

>>> XEM THÊM: Các bước cần làm trước khi trồng cây lan con hoặc nhánh lan vào chậu