Kinh nghiệm chăm sóc cho lan sống tốt và ra hoa đẹp

Giữ ẩm và tưới nước cho lan

Hầu hết loại lan cần độ ẩm từ 50-80%. Vì thế, khi chăm sóc lan bạn cần đảm bảo để cây không gặp độ ẩm thấp hơn.

Nếu thời tiết không ủng hộ, bạn có thể dùng màn che để hạn chế cây thoát hơi nước. Ngoài ra, bạn có thể dùng biện pháp đề phòng khác là trồng lan trong chậu có chứa sỏi hay đá cuội và nước. Người chơi hoa phải đảm bảo cây phải luôn ở trên sỏi, đá cuội và không chạm vào nước.

Bên cạnh đó, việc tưới nước cho loài cây này rất quan trọng và người chăm sóc phong lan cần thực hiện một cách cẩn thận và đúng tiến độ.

Vào mùa hè, cây cần được tưới khoảng 2-3 ngày một lần. Vào mùa đông, người chơi hoa chỉ cần tưới khoảng 2-3 ngày một lần. Thời gian tốt nhất để tưới nước là sáng và chiều, tránh tưới lúc trời nắng gắt.

Lưu ý quan trọng là nên tưới nước cho cây lan phù hợp với từng mùa, đồng thời cũng xem xét nhu cầu nước và giá thể sử dụng.

Bón phân cho lan

Bón phân chú ý nhất là thời kỳ sinh trưởng và ra hoa của lan. Đến mùa nghỉ của lan thì hạn chế bón phân.

– Loại phân tốt cho lan sử dụng phổ biến hiện nay nên dùng là loại ORCHID hoặc B1+Atonik. Lưu ý: Atonik chỉ dùng cho chi lan có giả hành mọng nước là có hiệu quả, còn các chi đơn thân… thì hiệu quả thấp. Bên cạnh đó lạm dụng Atonik sẽ có nhiều tác dụng không tốt về sau. Phun chế phẩm tới khi bộ rễ mầm non đủ khỏe mạnh thì ngừng.

– 7-10 ngày phun 30-10-10 TE hoặc 20-20-20 TE 1 lần.

– Sau khi mầm non ra rễ dài được 5cm, gắn phân chì (xám, tan chậm 13-11-11ME Nhật) và nửa tháng phun trung lượng và vi lượng 1 lần.

– Khi lan khoảng 8 tháng tuổi phun 6-30-30 TE 3-4 lần, 10 ngày 1 lần.

– Sau đó tới tháng tuổi thứ 9 cắt nước dần hoàn toàn, để giả hành rụng trụi hết lá và cứ để như vậy cho tới giữa tháng tuổi thứ 11 bạn hãy tưới thật đẫm vào gốc, ngày 1-3 lần tùy giá thể và chờ hoa, sau 10-20 ngày xuất hiện nụ hoa, nếu nụ to thì để ở nơi mát và giảm tưới nước, còn nụ nhỏ tăng ánh sáng và nước tưới. Cắt nước gần hoàn toàn, nghĩa là 3-4 ngày tưới phun sương vào bộ rễ để bộ rễ không bị chết khô, giữ được bộ rễ của năm nay còn sống thì mùa sau mới bội thu.

Bạn có thể dùng phân chuồng như trâu, bò, dê, gà, heo…. nhưng lưu ý không nên dùng phân NPK –  loại này dùng bón cho lan thì không tốt. Thay vào đó, có thể thúc cho lan bằng nước gạo mới vo hoặc rắc xỉ than.

Phòng trừ sâu bệnh cho lan

– Định kỳ 20 ngày phun Movento và Pesieu 1 lần để phòng nhện đỏ, rầy, rệp, bọ trĩ…

– Cứ 15 – 30 ngày 1 lần pha chung thuốc trừ nấm và vi khuẩn phun phòng 1 lần. Nếu trời mưa nhiều thì 7 ngày 1 lần.

Thuốc nấm gồm: RidomilGold, Antracol, Aliette, TopsinM…

Thuốc vi khuẩn gồm: Kasumin, Poner, Starner, Physan…

Bạn cũng có thể phòng bệnh cho lan bằng Nano Bạc, Nano Đồng, Agrifos 400. Cứ 15-20 ngày tôi phun 1 lần. Ví dụ tuần 1 dùng nano Bạc, tuần 2 dùng nano Đồng, tuần 3 dùng Agrifos 400. Nhiệt độ trong ngày trên 33 độ thì không phun.

>>> XEM THÊM: Một số sai lầm khi trồng lan trên thân gỗ, đọc ngay để tránh làm hại cây