Kim điệp thơm – loại lan nở hoa hơn 2 tháng và có mùi mật ngọt

Kim điệp thơm (Dendrobium Trigonopus): thân ngắn, mập tương tự kim điệp giấy nhưng hoa của Kim điệp thơm cánh nhọn, rất dày, hơi bóng nên nhìn có cảm giác như hoa nhựa (nên còn có người gọi là Kim điệp nhựa),  màu vàng kim, phớt xanh lục ở họng, đặc biệt hoa rất bền (khoảng 60 ngày)và thơm đậm mùi mật ngọt. Đây là loại lan đang rất được ưu chuộng, có thể phát triển mà ra hoa ở cả miền Bắc & Nam.

Nếu có cuộc thi về mùi thơm nồng nàn và ngào ngạt của các loại lan rừng, thì chắc chắn Kim Điệp Nhựa đứng trong Top 10 cùng sánh vai với Giả Hạc, Trầm, Ngọc Điểm và các cây lan thuộc chi Giáng Hương.

Nếu nói về độ bền bông hoa, thì cũng thuộc hàng Top mà khó có loại lan rừng nào sánh bằng. Nếu cây lan khỏe mạnh, để ở môi trường thích hợp thì có thể hai tháng mới tàn hoa.

Kim Điệp Nhựa phân bố ở Myanmar, Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc, Lào và Việt Nam trong rừng trên thân cây ở độ cao từ 300 đến 1500 mét.

CHỌN GIỐNG

Kim điệp thơm hàng rừng lào đang bán tại Yêu Hoa Lan, sđt 0932.550.312

Nên chọn kim điệp xuân hàng rừng lào, khí hậu tương đồng với nước ta, dễ phát triển và ra hoa.
Đừng ham giề khủng, vừa vừa cỡ bốn năm sáu giả hành là đẹp nhất.
Đừng ham nhiều rễ, tốt nhất là trụi hết rễ cho lợi ký.

Nên chọn các giề đều nhau về kích cỡ nếu bạn muốn có giò lan đẹp và nở cùng 1 thời điểm.

XỬ LÝ GIỐNG

Cắt tỉa giả hành khô, lá dập hoặc vàng. Cắt trụi rễ của giả hành trên 12 tháng tuổi đi. Rễ của giả hành dưới 12 tháng tuổi giữ lại được thì tốt, nếu rễ có đầu trắng thì cố gắng giữ lại bằng mọi giá.

Ngâm giống vào dung dịch Physan 20 liều 1ml pha 1 lít nước hoặc dung dịch thuốc trị nấm khuẩn (Kasumin+Antracol, Starner+Aliette… bộ đôi trị nấm khuẩn, hoặc trong hình có ví dụ thực tế ngâm với Nano bạc) trong 5 phút. Sau đó vớt ra, treo ngược lên một vài tiếng cho khô ráo.

Ngâm giống vào dung dịch chế phẩm Hùng Nguyễn liều 1ml pha 1 lít nước trong 30 phút (mấy em có lông đen này không nên ngâm lâu như đơn thân nhé), nhằm giúp cây hấp thu dinh dưỡng và các dưỡng chất kích thích ra rễ và nảy mầm.

Nếu bạn không có chế phẩm Hùng Nguyễn thì có thể dùng NPK+Te liều 1 gam pha 2 lít nước và B1 liều 4ml pha 2 lít nước. Ngâm khoảng 10 phút.

Vớt ra, treo ngược vài tiếng cho khô ráo rồi ghép vào giá thể.

Kinh nghiệm trồng lan Kim điệp thơm:

1. Chất trồng tốt nhất: dớn, kế đến là chậu đất kết hợp với dớn mềm, vì nó giữ được độ ẩm tốt mà không làm úng cây hoặc khô cây. tạo độ thoáng cho rễ!

2. Nước tưới: 1 ngày 2 lần, kể cả mùa mưa hay mùa nắng.

3. Phân bón: dùng chủ yếu 20-20-20, liều lượng bằng 2/3 liều dùng thông thường, cứ 10 ngày phun 1 lần, nếu 7 ngày phun 1 lần, cây con dễ bị cháy lá và chết.

4. Ánh sáng: vì là loài hoa đặc thù của Cao Nguyên, ánh sáng tuy cần nhiều nhưng không nên để ánh sáng trực tiếp chiếu lên cây.

5. Bệnh: từ khi trồng đến nay, Bình chưa thấy Kim Điệp thơm bị bệnh gì!!! ngoài trừ bị khô và cháy lá do bón phân quá nhiều.

Một số lưu ý:

1. Luôn luôn quan sát cây trước khi tiến hành bón phân, nếu cây đang có triệu chứng khô lá thì ngưng bón phân.

2. Muốn Kim Điệp thơm ra chồi mới nhanh, bón 19-31-17 thay vì 20-20-20 3 lần liên tiếp, kèm theo tăng số lần tưới trong 1 ngày(lên 3 lần/ngày)

3. Kim Điệp thơm sẽ ra hoa khi cây mẹ thật sự khỏa mạnh và mập mạp.

4. Nếu thấy Kim Điệp thơm có triệu chứng thân cây bị khô, thì đừng lúng túng, cứ bình tĩnh, lấy thêm 1 ít dớn mềm ốp vào gốc, tưới đều đặn và ngưng tưới phân, cây con sẽ ra ngay thôi!

P/s: Nếu thực sự yêu lan một cách vô tư, không chạy theo thị hiếu và chạy theo đám đông. Tôi khuyên bạn nên có 1 giò Kim Điệp Nhựa, có thể tết nào đó bạn sẽ được thưởng thức bông hoa vàng tươi với hương thơm ngào ngạt và ngọt ngào bên cạnh những giò lan Giả Hạc lá vàng úa hoặc trụi lá.