Hướng dẫn cách trồng lan bằng than củi

Mỗi loài lan khác nhau đều sẽ có những đặc điểm riêng, do vậy mà việc lựa chọn giá thể ra sao cũng là điều mà người trồng cần phải lưu ý. Ở Việt Nam, hầu hết mọi người đều chọn than củi để làm giá thể, vậy cách trồng lan với than củi ra sao, cùng tìm hiểu bài viết sau đây để rõ hơn bạn nhé!

1.Lựa chọn lan thích hợp để trồng lan trên than củi

Bên cạnh lan rừng thì còn có lan ngoại nhập, số lượng lên đến cả ngàn loài. Do vậy, khi chọn bạn cần lưu ý ưu tiên những giống nào không chịu ẩm vì than củi rất dễ thoát nước, khi tưới than sẽ hút nhanh và cây sẽ nhanh chóng trở lại trạng thái khô.

2. Lựa chọn chậu để đặt than củi

Khi chọn chậu, vấn đề kích thước là điều cần phải ưu tiên số một. Cần đảm bảo nó phù hợp với cây, không được quá lớn hoặc quá nhỏ. Đặc biệt, nếu muốn cây ra hoa thì bạn nên chọn chậu vừa phải, tránh cây phát triển lá quá nhiều không chịu ra hoa nhé!

Theo những người đã có kinh nghiệm trồng lan thì chậu đất nung là lựa chọn tốt nhất, song bạn phải ngâm chậu trong nước cho ngấm no nước rồi sau đó mới đem ra trồng. Còn loại chậu nhựa thì có thể mang ra trồng ngay được.

3. Chuẩn bị than trồng

Cần lưu ý rằng, than sử dụng để trồng lan không phải là loại than đốt lò dã làm sẵn từng viên mà là than đốt từ củi. Điểm cộng của nó là thời gian giữ cây lâu bền, khoảng chừng 5 đến 6 năm mới cần phải thay chậu, dùng một cỡ cho đủ thứ cây lớn nhỏ. Với một số loại côn trùng trong đó có sên không vỏ, không ưa sống trong than, vậy nên có thể chế được tình trạng phá rễ của một số loại côn trùng.

Tuy vậy nhưng trồng lan với than củi cũng có nhược điểm, cụ thể là than giữ chất muối và phân bón, do vậy thi thoảng cần phải xả thật nhiệt nước để giá thể không bị mặn.

4. Cách trồng cây vào chậu than

Bước 1: Ở bên dưới chậu lót một phần than củi chừng 1/3 chậu. Cho một lớp mỏng là sơ dừa đã băm nhỏ vào chậu, cho cây vào chậu, giữ đứng theo đúng tư thế bạn muốn.

Bước 2: Bỏ hết phần sơ dừa còn lại vào chậu cách miệng chừng 1cm, không nén chặn nhưng vỗ nhẹ ở xung quanh chậu để sơ dừa xuống đều, giữ cho cây đứng. Khi đặt cây vào trong giá thể than củi cũng cần phải chú ý, tránh tình trạng rễ bị dập, nát.

Bước 3: Sau khi trồng xong, tưới nước luôn cho cây.

5. Chăm sóc cây

+ Đối với loài cần ánh sáng:

Nếu trồng cây ở trong nhà bạn nên đặt nó ở vị trí cửa sổ, có ánh sáng nhưng tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp hoặc cho đèn chiếu sáng nhân tạo. Các loại đèn chiếu sáng nên đặt ở phía trên của cây, nên chiếu ít nhất 12 đến 16 giờ hằng ngày.

+ Nhiệt độ phát triển thích hợp:

Vào ban ngày, nhiệt độ trung bình là 18 đến 29 độ C, còn vào ban đêm nhiệt độ từ 13 đến 18 độ C. Vào mùa thu, nhiệt độ cần duy trì dưới 16 độ trong vòng 3 tuần trước khi cụm hoa bắt đầu xuất hiện. Việc thay đổi nhiệt độ, độ ẩm bất thường có thể là nguyên nhân dẫn đến rụng nụ.

+ Đảm bảo độ ẩm từ 50-80%:

Ở trong môi trường có độ ẩm thấp, người trồng lan nên sử dụng màn che để hạn chế tình trạng thoát hơi nước của cây. Việc tưới nước cũng vô cùng quan trọng, người chăm cây nên thực hiện một cách cẩn trọng.

+ Phân bón và thuốc trừ sâu:

Vào mùa hè, người trồng lan nên bón phân cho cây nhiều hơn. Còn vào mùa đông, cây có nhu cầu sử dụng chất hữu cơ ít hơn, người chăm cây cần tưới nước đầy đủ trước khi bón phần. Loại phân công thức NPK 14-14-14 là tốt nhất cho cây. Nếu cây ra hoa thì nên chọn loại có hàm lượng phốtpho cao hơn.

Hi vọng rằng, những chia sẻ trên đây của chúng tôi giúp bạn biết cách trồng lan với than củi như thế nào, nếu còn thắc mắc điều gì, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn đầy đủ hơn nhé!

(Thùy Duyên)