Hướng dẫn cách treo chậu phong lan vũ nữ trang trí mọi không gian

Thanh tao, nhẹ nhàng và lôi cuốn là ba tính từ hoàn hảo mô tả vẻ đẹp của vũ nữ. Không gian nhà hàng, quán cafe sân vườn, sân thượng hay ở góc nhà với một bàn trà nhỏ đều sẽ chìm trong hương thơm phảng phất, dễ chịu cả ngày.

Cách trồng lan vũ nữ treo chậu

Lan Vũ Nữ là một trong 3 loài hoa được thế giới công nhận đẹp, trở thành loài hoa quan trọng để cắm nghệ thuật và trồng làm chậu treo trang trí. Để treo chậu lan vũ nữ cần chuẩn bị:

  • Giá thể trồng
  • Chậu trồng, giỏ tre  (có lỗ thoáng)
  • Dây treo
  • Cây giống hoa lan vũ nữ
  • Kéo

>>> Đọc thêm: Sự biến đổi màu sắc hình dáng trên hoa phong lan

Thời vụ trồng lan vũ nữ treo chậu: Lan vũ nữ thường nở hoa vào mùa xuân hay mùa hạ. Cũng có những cây nở vào mùa thu nên có thể trồng quanh năm nếu biết cách áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa đúng cách.

Kỹ thuật trồng lan vũ nữ treo chậu đẹp mê mẩn

Bước 1: Chuẩn bị giá thể, chậu trồng lan vũ nữ treo chậu

Trồng lan vũ nữ treo chậu cần phải đảm bảo đủ lớn, đất trồng có thể là dớn, xơ dừa, than. Chậu có nhiều lỗ nhỏ để tạo môi trường thông thoáng cho cây, giúp cho bộ rễ khí sinh có thể phát triển tốt.

Bước 2: Tiến hành tách cây trồng vào chậu

Ngoài phương pháp nuôi cấy mô thì nhân giống bằng tách cây là phương pháp có hiệu quả nhất để tạo cây con lan vũ nữ. Việc tách cây cũng hơi cầu kỳ nhưng nếu để ý về kỹ thuật thì thực hiện lại cực kỳ đơn giản. Vào mùa xuân chọn một cây già và một chồi non, cắt cùng với rễ trắng, tách ra trồng vào chậu. Cây con trồng sau 1 năm sẽ có hoa nở.

Bước 3: Làm dây treo cố định

Tiến hành cố định dây treo lan vũ nữ bằng 3 góc tạo hình tam giác có móc treo trên đỉnh đầu để dễ dàng treo và di chuyển.

Bước 4: Điều kiện sinh trưởng

Lan vũ nữ có tính thích ứng mạnh. Cây ưa khí hậu ấm nhưng cũng chịu rét khá tốt. Cây phát triển tốt trong môi trường thông thoáng gió và có ánh sáng đầy đủ. Do đó, nếu thiếu sáng sẽ khiến cây còi cọc, hoa nở ít.

Vì cây có bộ rễ khí sinh nên yêu cầu xunh quanh phải thông thoáng. Khi trồng 4-6 tuần phải chuyển chậu vào nơi ánh sáng tán xạ, tưới ít nước, để đất hơi ẩm. Cây mọc lên cần chú ý không chế nhiệt độ trong khoảng 20oC; mùa đông phải giữ được trên 5oC, mùa hè phải che bóng 50-60%.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách làm lan đơn thân đẻ con dễ dàng nhất

Cách chăm sóc

Tưới nước

Trong mùa mưa phùn nên tưới ít nước để đề phòng úng nước, thối củ. Vào mùa hè cây bước vào thời kỳ sinh trưởng, buổi sáng mỗi ngày phải tưới 1 lần. Mùa đông cây ngủ nghỉ nên tưới ít nước, thường 3-4 ngày tưới 1 lần. Bạn cần chú ý chế độ dinh dưỡng cho cây. Chú ý không nên bón phân đặc vì khó tiêu sẽ làm cây lan c.h.ế.t rễ. Tưới phun sương vào lúc sáng sớm hay chiều muộn để tránh cháy lá.

Bón phân cho lan vũ nữ

Về nhu cầu phân bón, đây là loài lan đòi hỏi dinh dưỡng cao. Có thể dùng phân bón dưới nhiều dạng khác nhau. Phân bò khô vò thành từng viên đặt trên bề mặt giá thể.

Các loại phân vô cơ thường được dùng có công thức 30-10-10 tưới 5 ngày/ lần. Nồng độ một muỗng cà phê /4lít nước trong suốt mùa sinh trưởng. Nếu cây có nụ hoa ta thay phân 30-10-10 bằng 20-20-20 để cành hoa dài, lượng hoa nhiều. Một tháng trước khi vào mùa nghỉ có thể bón phân 6-30-30, 15-30-15, 10-20-20 2 lần/ tuần để nâng cao sức chịu đựng của cây.

Thay chậu cho lan

Việc thay chậu cho hoa lan cũng khá quan trọng. Nếu không thay cây sẽ khó phát triển thành tán lá rộng và cho hoa nhiều. Vào mùa xuân, khi cây non đã mọc được chừng một gang tay là lúc tốt nhất để thay chậu.

Khi thay, giữ cây đứng vững trong chậu bằng các vỏ cây. Tùy vào kích thước rễ cây mà chọn loại vỏ cây thích hợp. Giữ độ ẩm cao cho cây. tuy nhiên đồng thời ngưng tưới nước cho đến khi cây ra rễ thực sự.

>>> Đọc thêm: Kinh nghiệm trồng lan lọng giày Bulbophyllum frostii

Những bệnh thường mắc phải của lan và cách chữa trị

Lan vũ nữ thường mắc 2 bệnh phổ biến là thối đen giả hành và bệnh đốm lá. Bạn có thể phòng bệnh này bằng các loại thuốc nấm như Dithane M45, Topsil, Zineb, Cocman,… Và với liều lượng nuwat tháng một lần, một muỗng canh/ 41ít nước.

(Tổng hợp)