Điều cần biết và cách phòng, trị b.ệnh ch.ết nhanh trên phong lan thân thòng

Bệnh chết nhanh là bệnh khá thường gặp ở lan, lây lan với tốc độ rất nhanh. Chỉ trong vài giờ đồng hồ vết bệnh có thể đã loang ra toàn cây hoặc sang các giò lân cận.

  1. Nguyên nhân, biểu hiện bệnh

Bệnh chết nhanh (thối nhũn) do nấm Phytopthora và nấm Fusarium gây hại gây ra với những biểu hiện dưới đây:

– Xuất hiện những chấm đen nhỏ rồi loang rộng ra thành vết loét sau đó rữa ra trên những lá non. Bệnh thường biểu hiện ở nõn lá, mép lá, nách lá, giữa thân hoặc cổ rễ.

– Ở giai đoạn sau của bệnh, lá ngọn sẽ héo, thân non gục xuống, vết rữa kèm theo mùi hôi khó chịu. Tiếp theo lá sẽ ngả vàng, rụng và có hiện tượng thối rễ,…

  1. Cách phòng bệnh

a. Phòng bệnh bằng biện pháp sinh học (Ưu tiên phương pháp này)

– Về giá thể trồng lan ta chọn loại thoáng khí, thoát nước tốt.

– Nếu trồng lan trong nhà cần có mái che mưa để hạn chế độ ẩm trong mùa mưa.

– Không trồng lan ở mật độ quá dày, khoảng cách 1m là hợp lý nếu không có mái che mưa.

– Phun hoặc bón chế phẩm trichdema lên thân, lá, rễ 7-10 ngày/ lần.

Cách bón: Bón trực tiếp 5 g nấm/1 giò lan hoặc pha 2-5 g nấm trichdema/1 nước sạch.

b. Phòng bệnh bằng biện pháp hóa học:

–  Mỗi tháng theo định kỳ phun tiêu độc khủ trùng vườn lan bằng Benkocid hoặc Benkona.

– Dùng 1 trong 3 loại thuốc Ridomil gold 68wg/ Aliette/ Staner thường xuyên phun xen kẽ và định kỳ 10 ngày/lần.

3. Biện pháp trị bệnh

– Khi thấy biểu hiện bệnh, ta nhanh chóng dùng kéo đã khử trùng cắt bỏ ngọn thối rồi bôi keo liền sẹo. Sử dụng 1 trong các loại thuốc trừ nấm: Ridomilgold 68wg/ Staner/ Aliette phun 3 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 3 ngày.

Lưu ý: Trong quá trình trị bệnh không tưới nước cho cây.

Chúc mọi người có những giò lan khỏe mạnh!

>>> XEM THÊM: Những điều cần biết về bệnh chết chậm trên lan