Địa lan Kiếm Trắng Tuyết Ngọc và cách chăm sóc “chuẩn khỏi chỉnh”

Kiếm Trắng Tuyết Ngọc là một trong những loài Địa lan sở hữu vẻ đẹp độc đáo, hoa cân đối, đều, đẹp, màu sắc bắt mắc lại siêng hoa, dễ trồng. 

Đặc điểm của Địa lan Kiếm Trắng Tuyết Ngọc

Địa lan Kiếm Trắng Tuyết Ngọc có nguồn gốc xuất xứ tại Hải Phòng. Thân cây phình ra rộng khoảng 2-4cm và cao khoảng từ 2-5 cm, có thể cao hơn. Thân cây thường có màu xanh tuyền, xanh vàng và có thể có sọc trắng mờ dọc theo thân.

Lá cây thường dài từ 30-70 cm, rộng khoảng từ 3-5 cm.  Địa lan Kiếm Trắng Tuyết Ngọc có rễ cây thuộc loại rễ chùm, đầu rễ thường có màu trắng trong và màu trắng tím. Ở khu vực có mùa đông, rễ cây sẽ ngừng phát triển hoặc phát triển rất chậm.

Hoa của Địa lan Kiếm Trắng Tuyết Ngọc dạng chùm và mọc ra và rủ luôn xuống đất rất mềm mại, với chiều dài khoảng 30-60 cm và to khoảng từ 0,3-0,5 cm. Hoa mọc rất đều trên cần, thường mỗi cần sẽ có từ 15-30 bông hoa. Mỗi bông hoa có đường kính từ 4-6cm.

Hoa Lan Kiếm Trắng Tuyết Ngọc khi mới nở có trắng lưỡi có màu vàng trắng nhưng, nếu trồng trong điều kiện ít ánh sáng thì màu chủ yếu 70% là màu xanh, hoa ngả vàng nếu trồng trong điều kiện nhiều nắng hoặc. Khi nở Địa lan Kiếm Trắng Tuyết Ngọc cánh hoa rất to, hoa có mùi thơm ngát, tuổi thọ 5-7ngày nếu ở trong điều kiện nóng và khô, có thể lên đến đến khoảng 15 ngày nếu thời tiết mát mẻ

Cách chăm sóc Địa lan Kiếm Trắng Tuyết Ngọc

Hoa Lan Kiếm ưa ẩm và nơi thoáng gió. Chúng phát triển mạnh nhất ở điều kiện ánh sáng từ 20-50%, độ ẩm trong không khí 70%-80%.

Giá thể trồng Địa lan Kiếm Trắng Tuyết Ngọc

Có thể trồng Địa lan Kiếm Trắng Tuyết Ngọc bằng đất, chấu hun, vỏ thông,sỏi nhẹ… Quan trọng nhất giá thể cần phải sạch, loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, mầm cỏ, nấm hại, trứng côn trùng trước khi trồng

Cách tách chiết Địa lan Kiếm Trắng Tuyết Ngọc

– Chọn chậu Kiếm Trắng Tuyết Ngọc trưởng thành, tách khoảng 5-8 cây khỏi cây giống mẹ

– Rửa sạch bộ rễ, sau đó sát khuẩn và để khoảng 5 phút thì tách cây ra và cắt hết những rễ bị khô hoặc bị sâu bệnh

– Bôi keo liền sẹo vào những vết dập và phun 1 lần thuốc chống nấm bệnh, sau đó trồng vào chậu.

Các bước trồng Địa lan Kiếm Trắng Tuyết Ngọc

Bước 1: Chuẩn bị cây giống và giá thể trồng lan.

Giá thể phải được xử lý sạch nấm bệnh, sâu bệnh, trứng sâu trừ giá thể phối trộn sẵn đã được các nhà sản xuất xử lý, loại bỏ những tác nhân gây hại.

Bước 2: Khi trồng, đặt thẳng cây và giữ cố định sao cho ngọn cây hướng lên trên để giúp cây hấp thụ ánh sáng tốt nhất.

Bước 3: Đặt chậu lan ở vị trí râm mát, phun sương trên lá để giữ ẩm cho cây địa lan để duy trì độ ẩm.

Bước 3: 24 giờ sau khi trồng nên pha vitamin B1 kết hợp Antonic với tỷ lệ: 12 giọt Vitamin B1 với 8 giọt Antonic/1 lít nước. Cho vào bình xịt và xịt lên lá, phần gốc, rễ của hoa lan kích thích ra rễ, mầm non, kháng sâu bệnh

Chăm sóc cây Địa lan Kiếm Trắng Tuyết Ngọc sau khi trồng

Ánh sáng

Ánh sáng để Địa lan Kiếm Trắng Tuyết Ngọc phát triển tốt nhất là khoảng 20%-50%, vì vậy nên dùng lưới che nắng nhất là trong những ngày nắng gắt, mùa hè.

Khi mới trồng cây, ánh nắng hợp lí cho cây khoảng 20% ánh nắng khi nhiệt độ ở trên 30°C và 30% ánh nắng khi nhiệt độ ở dưới 30°C là phù hợp.

Khi cây thuần tức là chúng đã bám rễ và khỏe mạnh chỉ cần để cây dưới lượng ánh nắng trung bình là khoảng 20%.

Bón phân

Bón cho cây vào thời điểm cây đã và đang phát triển bộ rễ. Bạn có thể dùng phân tan chậm hoặc dùng phân bón qua lá. Bón phân cho cây quanh năm nhưng chủ yếu nên bón phân vào mùa phát triển mạnh về lá và thân giúp cho cây khỏe mạnh và nhanh lớn vào dịp đầu năm chúng tích lũy đủ lực để phát triển.

Những ngày mưa nhiều, độ ẩm cao nên dừng bón phân. Những tháng còn lại để giữ cho cây phát triển đồng đều tăng sức đề kháng và chống lại bệnh tật.

Nước tưới

Cung cấp đủ nước cho giá thể đủ ẩm, thông thoáng, lá cây được sạch để cây quang hợp tốt.

Những ngày nắng nóng, trên 30 độ thì bạn cần tưới 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát. Nhiệt độ dưới 30 độ C chỉ cần tưới 1 lần vào sáng sớm là đủ.

Khi tưới nước cho lan không nên tưới mạnh quá khiến lá cây và thân cây bị dập hoặc tổn thương rất dễ gây bệnh cho cây. Nên sử dụng vòi tưới, thiết bị tưới phun sương.

Phòng trừ sâu bệnh

Phòng trừ sâu bệnh nên phun vào buổi chiều mát và không có mưa, định kỳ mỗi tháng 1 lần để phòng bệnh cho lan.

Vào những tháng mưa nhiều, độ ẩm cao nên phun liên tục từ 10-15 ngày 1 lần. Khi thấy thời tiết sắp mưa dài ngày là phải phun trước phòng để tránh trường hợp cây bị bệnh.

>>> XEM THÊMToàn bộ kiến thức về phòng, trừ bệnh ở lan Cẩm Báo