Cấu tạo và chức năng các bộ phân của cây lan Hồ điệp

Hầu hết các giống lan đều có 3 bộ phận chính là: rễ, thân, lá, mỗi phần đều có cấu tạo và chức năng nhiệm vụ nuôi cây khác nhau. Vậy bạn đã biết hết chức năng các bộ phân của cây lan hồ điệp chưa? Cùng tham khảo một vài chia sẻ sau nhé!

+ Thứ nhất, Bộ rễ

Bộ rễ là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính để nuôi cây, hệ rễ của lan hồ điệp không phân chia thành rễ chính, rễ phụ, rễ nhanh hay lông hút rõ ràng mà hệ rễ hồ điệp thường có dạng hình tròn, to, mập có nhánh hoặc không phân nhánh. Để đáp ứng được nhu cầu nuôi cây thì rễ lan hồ điệp thường mọc tràn ra khỏi chậu, buông lơ lửng ra không khí để hút oxi và nước. Bên cạnh, rễ lan hồ điệp còn có khả năng quang hợp phục vụ cho sự phát triển của cây.

Rễ lan hồ điệp có nấm cộng sinh, trong quá trình phát triển của cây các loại nấm này sẽ sống cộng sinh tại rễ của cây lan để hỗ trợ lẫn nhau. Vì vậy, khi bón phân cho lan hồ điệp bạn cần phải cẩn thận vì trên cây có nấm cộng sinh nên có thể hút chất dinh dưỡng của cây lan.

Thứ hai, Thân cây

Có nhiệm vụ nâng niu vẻ đẹp của những bông hoa, do lan Hồ Điệp thuộc loại đơn thân, thân cây ngắn không có giả hành và không có thời kỳ ngủ nghỉ rõ rệt. Vì thế, thân lan hồ điệp thường sinh trưởng chậm chạp, nếu trong điều kiện thuận lợi thì hàng năm sẽ mọc ra các lá mới, chúng mọc theo hướng cao hơn và theo phương thẳng đứng, còn cành thì mọc ở rìa thân hoặc nảy ra từ nách lá.

Thân cây lan hồ điệp ngoài tác dụng giữ cho thân cây đứng vững thì nó còn có chức năng tích trữ nước và chất dinh dưỡng để cung cấp trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.

Thứ ba, Bộ lá

Bộ lá là nơi để cất giữ dưỡng chất giúp hoa lan hồ điệp nở được bền lâu hơn. Về cấu tạo lá lan hồ điệp dày, đầy đặn, ôm lấy thân cây, số lá trên thân cây thường không nhiều chỉ khoảng 1-4 lá, trong nách có 2 chồi phụ, chồi phụ trên to là chồi sơ cấp, chồi bên dưới là chồi dinh dưỡng sơ cấp.

Về màu sắc của lá lan hồ điệp gồm 3 loại: lá màu xanh, mặt trên và mặt dưới lá mùa đỏ, mặt trên lá đốm và mặt dưới màu đỏ. Vì thế dựa vào màu sắc lá lan bạn có thể biết được màu sắc hoa của cây lan đó, ví dụ nếu lá màu xanh thì sẽ ra hoa màu trắng hoặc hoa nhạt màu, còn lá màu khác thì thường sẽ ra hoa màu đỏ.

Mỗi bộ phận của cây lan đều giữ một chức năng quan trọng góp phần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Vì thế để cây lan hồ điệp phát triển tốt nhất thì bạn cần phải chăm sóc tốt từng bộ phận của cây cũng như hạn chế nấm bệnh xâm nhập để cây lan có điều kiện phát triển tốt nhất nhé.