Cách trồng và chăm sóc lan cù lao minh- loài lan hiếm hoi có màu xanh ngọc, tinh khiết

Cù Lao Minh (Christensonia vietnamica) còn có tên gọi khác là Uyên ương, Bạch Môi,… Tuy nhiên cái tên Cù lao minh lại là phổ biến hơn cả.

1. Đặc điểm chung

Cù lao minh là loài hoa đặc hữu của Việt Nam.

Cù lao minh không chỉ có hương thơm nhẹ nhàng, mê đắm mà kết cấu hoa rất đẹp. Ngắm nhìn loài hoa này, người ta liên tưởng ngay đến con chim đang bay nhảy với môi màu trắng có răng cưa xòe. Đặc biệt, đây cũng loại lan rừng hiếm hoi có cánh hoa màu xanh ngọc, tinh khiết.

Cù lao minh là một loài lan đặc hữu của nước ta và được phát hiện vào năm 1993. Chúng phân bố chủ yếu ở Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, ở Gia Lai và rừng đặc dụng Easo giáp Phú Yên. Trong thiên nhiên, chúng được tìm thấy ở những cánh rừng khô và thấp, độ cao dưới 700m so với mặt nước biển hay những vùng rừng tương tự thảo nguyên.

2. Cách trồng và chăm sóc 

Cù Lao Minh sống ở vùng khí hậu khô và nóng nên khi chuyển loại lan rừng này ra ở thành phố cũng cần chú ý. Cù Lao Minh có đặc điểm chỉ ra hoa lần đầu sau khoảng 2 năm, bù lại chúng có bộ rễ khỏe, lá xanh tốt.

Cách chọn giá thể cho Cù Lao Minh như sau:

– Có thể trồng chậu gỗ mà không cần giá thể, nếu điều kiện vườn ẩm.

– Có thể dùng chậu đất nung là giá thể dớn vụn hoặc dớn cục cỡ quả trứng gà.

– Có thể ghép vào khúc gỗ lũa nhỏ rồi đặt vào lòng chậu gỗ hoặc chậu đất nung, hay ghép lên gỗ lũa và treo thẳng lên giàn.

Loại lan này chịu ánh sáng trung bình, vậy nên trồng dưới 1 lớp lưới đen, treo xa lưới và gần mặt đất hơn bộ rễ được phát triển tối đa.

Nếu trồng ở miền Bắc cần chú ý giữ môi trường ẩm đều liên tục để cây sung và phát triển mạnh mẽ, nếu mùa hè. Vào mùa thu đông, trời lạnh và hanh khô, khoảng 3 ngày ta lại nên tưới một lần, đừng để cây khô hạn rụng lá.

Đối với miền Nam, Cù Lao Minh không cần tưới vào những ngày có mưa trong mùa mưa. Vào mùa khô, nắng gay gắt và hanh khô, các bạn chú ý tưới hàng ngày 1-2 lần.

Phân bón

Cù lao minh được thuần trong vườn nhà.

– Đầu tháng 6, phun phân bón NPK nhiều Lân (10-50-10 hay 10-30-10), đại loại hàm lượng P cao, 1 lần/tuần  theo chỉ dẫn trên nhãn,

Khi nụ sắp nở thì không phun phân bón, đợi tàn hoa thì cắt ngồng đi, phun NPK 20-20-20 mỗi tuần một lần loãng hơn chỉ dẫn trên bao bì.

Nếu bạn dùng phân chậm tan, hoặc phân trâu, bò, dê, dơi, cá khô… bón gốc rồi thì thi thoảng mới bón thêm NPK.

Giai đoạn này lan cần nghỉ dưỡng sức, không cần chăm sóc kĩ, giảm thiểu các yếu tố về kích thích sinh trưởng.

– Khi thời tiết bắt đầu se lạnh, không cần quá chú ý nhu cầu dinh dưỡng, sự xanh tốt bên ngoài.

>>> XEM THÊM: Toàn tập kiến thức chăm sóc lan mùa lạnh, cây khỏe re, không thui chột, thối nhũn