Gỗ trồng lan là một trong những yếu tố quan trọng giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Giá thể vừa là nơi trú ngụ của rễ lan, vừa là nơi cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho chúng. Mặc khác, trồng lan trên thân gỗ cũng không sợ bị úng nước, dễ chăm sóc và thúc đẩy cây phát triển nhanh. Tất nhiên, không phải loại gỗ nào cũng thích hợp để cho lan sinh sống, đòi hỏi bạn phải chọn loại gỗ phù hợp và xử lý nó đúng cách trước khi trồng.
Tiêu chuẩn chọn gỗ trồng lan
– Gỗ trồng lan không được chứa tinh dầu hay chất độc ảnh hưởng đến bộ rễ của lan như gỗ lim, gỗ thông,… Cây lan chỉ dựa vào giá thể để bám rễ, hút nước từ giá thể và các chất dinh dưỡng hòa tan. Trong đó, có cây bộ rễ gió phát triển mạnh, chỉ cần có chỗ bám vững chắc là chúng có thể tự nuôi sống bản thân.
Ngoài ra, nếu bạn chọn trồng phong lan vào gỗ nên chọn loại gỗ được bền lâu, vừa đỡ mất công thay giá thể, vừa hạn chế làm cây lan bị chột. Những loại gỗ thường dùng nhất là gỗ nhãn, vải, vú sữa, ổi, khế,…
Hai loại gỗ được yêu thích nhất hiện nay dùng để ghép lan đó là gỗ nhãn và gỗ vú sữa.
– Gỗ nhãn và gỗ vú sữa không bị mặn cũng như chứa chất chát, không chứa nhựa đắng và nhựa tinh dầu. Do vậy nó tránh được tình trang lan bị thun đầu rễ hay teo chết.
– Gỗ nhãn và gỗ vú sữa cũng không bị nấm bồ hóng phát triển. Theo như một số chuyên gia cho biết, loại nấm này sẽ làm hạn chế tình trạng quang hợp cũng như khiến cho cây lan bị còi cọc, kém phát triển.
– Trung bình, độ bền của gỗ nhãn hay gỗ vú sữa có thể kéo dài từ 3 đến 4 năm.
Tuy nhiên, không phải loại lan nào cũng thích hợp ghép được trên thân gỗ nhãn và vú sữa. Trên thực tế, chỉ có những loại lan ưa thích sự thông thoáng như lông tu, dã hạc, đơn cam, kim điệp, hạc vỹ, hoàng vũ, đùi gà, hoàng phi lạc, đai châu…mới ghép được trên hai loại gỗ này. Điều mà người trồng cần lưu ý là khi ghép trên gỗ thì nước sẽ bị trôi đi và nhanh khô ráo, do vậy để lan phát triển hiệu quả thì bạn cần phải duy trì được độ ẩm thích hợp.
Các bước xử lý gỗ trồng lan đúng kỹ thuật và chi tiết nhất
Bước 1: Loại bỏ vỏ ngoài của gỗ
Bạn nên phơi khô, sau đó bóc hết vỏ ngoài đi, cạo sạch để loại bỏ vỏ. Mục đích của việc làm này là tiêu diệt côn trùng ẩn nấp ở bên trong lớp vở. Đồng thời, nó cũng tránh gây ra tình trạng bong tróc vỏ về sau khiến cho lan không bám được chắc chắn.
Bước 2: Xử lý gỗ trồng lan
Gỗ trồng lan nên được xử lý bằng nước vôi. Cần rửa sạch gỗ, ngâm gỗ vào trong nước sạch chừng vài hôm. Hòa dung dịch vôi với nước pha loãng để ngâm chúng, khi đó vi khuẩn nấm, sâu đục thân gỗ, mọt gỗ, rêu…sẽ được tiêu diệt.
Bước 3: Phơi khô
Bạn có thể cho vào nồi nước sôi và luộc chúng để tiêu diệt các vi khuẩn và các mầm bệnh có hại. Sau khi ngâm gỗ xong bạn hãy đem nó đến nơi thoáng mát để cho nó ráo nước chừng 2 đến 3 ngày. Tiếp đó hãy đóng đinh vào 1 đầu để làm móc treo gỗ. Phơi khô xong là chúng ta có thể tiến hành ghép lan được rồi.
Lưu ý cần nhớ, khi bạn ghép lan lên trên thân của các loại gỗ như gỗ nhãn, gỗ vú sữa thì ban đầu bạn chỉ cần ốp thêm xơ dừa để duy trì độ ẩm cho lan. Cần cố định cây lan cho thật chắc chắn vào gỗ để tránh gió thổi đong đưa thân lan, làm tổn hại đến lan.
Một vài lưu ý khi ghép gỗ
Gỗ trồng lan đặc biệt thích hợp với các loại lan đơn thân như ngọc điểm, chồn, cáo, sóc, tam bảo sắc, quế, nhạn,…Với đặc điểm chúng có bộ rễ gió hoặc rễ to có thể bám chắc vào giá thể. Với những loại lan như vậy, chúng ta nên để nguyên khúc gỗ thành từng đoạn, ghép lan vào và treo lên giàn.
Nếu bạn có một gốc cây to có thể xử lý và ghép lan lên luôn và để ngay dưới mặt đất. Với những gốc cây có dáng đẹp, giò lan sẽ cho giá trị cực cao. Chính vì thế mà hầu như các nhà vườn hiện nay đang rất ưa thích ghép lan vào những gốc cây hay lũa để thu được lợi nhuận khủng.
Gỗ trồng lan có thể cắt thành từng thớt, khoan lỗ nhỏ rồi ghép lan đa thân cũng rất tốt. Tuy nhiên cách trồng này thường ở những loại như phi điệp, hạc vĩ, long tu,… nói chung là các loại lan thân thòng.
Theo:Vuonphonglan.vn