Cách chăm sóc phong lan tại nhà chuẩn nhất

Bạn là người mê mẩn với vẻ đẹp quyến rũ của loài hoa phong lan và thích ngắm chúng mỗi khi ngồi nhâm nhi tách cafe. Hay chỉ đơn giản là muốn trồng và chăm sóc hoa phong lan tại nhà để trang trí. Tuy nhiên bạn không có nhiều kiến thức về phương pháp chăm sóc hoa lan, bạn sợ tốn công sức bỏ ra mà không đươc kết quả gì. Đừng vội nản lòng, vì hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ từ A đến Z về kỹ thuật trồng và cách chăm sóc hoa phong lan tại nhà như thế nào là đúng cách, hãy cùng tham khảo nhé.

Cách chăm sóc hoa phong lan tại nhà đơn giản nhưng hiệu quả.

Trước khi tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa phong lan chúng ta cần phải hiểu sơ qua về giống hoa này có những đặc điểm gì từ đó lựa chọn ra một phương án và kỹ thuật trồng tốt nhất.

Tổng quan hoa phong lan.

Hoa phong lan ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung rất đa dạng, có nhiều hình dáng, chủng loại khác nhau, màu sắc khác nhau, thuộc loại dễ chùm, ưa khi hậu mát mẻ và ôn hòa quanh năm. Chúng có thể sông bám vào thân cây khác hoặc dưới đất, thậm chí cả ở những vùng núi cao.

Dựa vào đặc tính sinh học của loài hoa phong lan mà người ta phân chia chúng thành 2 loại chính: địa lan và phong lan, mỗi loại có phương pháp chăm sóc khác nhau.

Hoa lan và hoa địa lan có chế độ chăm sóc khác nhau

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa phong lan tại nhà như thế nào?

Như phần trên chúng tôi đã tóm lược về loài hoa này, chắc hẳn các bạn cũng có thể hiểu rõ những đặc tính và môi trường sống ra sao rồi đúng không? Vậy thì cách chăm sóc hoa phong lan tại nhà ra sao các bạn cùng theo dõi phần bài viết dưới đây:

I- Đối với đia lan (hoa phong lan sống dưới đất)
– Tạo tiêu và khí hậu trước khi trồng
– Ánh sáng từ 50% đến 70%, có thể sử dụng lưới che hoặc bóng cây tùy thuộc vào mỗi điều kiện. Nhiệt độ rơi vào khoảng 20 đến 30 độ C là vừa. Độ ẩm từ 70% đến 80%
– Lưu ý trong vườn hay ban công phải có độ thông thoáng tự nhiên lương gió vừa phải

1Tạo môi trường cho cây hoa lan
Thông thương người ta hay sử dụng chậu để trồng, trong đó có chữa các chất cần thiết cho cây sinh trưởng phát triển. Các bạn có thế dùng chậu bằng gốm, xứ hoặc chậu nhựa để trồng địa lan, chậu phải có khả năng thoát nước cực tốt, độ cao hợp lý, và nên chọn chậu cao để phần dễ lan phát triển một cách thoải mãi, đường kính cũng như kích thước chậu là phụ thuộc vào mật độ hay sống lương nhánh, mầm cây lan.

2. Cách trồng địa lan hiệu quả
Chậu trồng: Chuẩn bị một chậu phù hợp với từng loại cây, đối với loại lá dài thì các bạn nên chọn kiểu chậu cao, với cây lan lá ngắn thì nên dùng loại chậu thấp, trước khi trồng thì phải vệ sinh sạch chậu.
Cây trồng: Nên lựa chọn những giống lan có lá xanh, khỏe, không xâu hay có hiện tượng lốm đốm, kiểm tra kỹ đầy đủ các bộ phận quan trọng là rễ lan.
Chất trồng: Chúng ta có thể dùng xốp, xỉ than hoặc gạch vụn để làm phần lót và một số chất khác. Lưu ý có mức dinh dưỡng vừa đủ không quá cao dẫn đến thừa, cây sẽ bị chết, một điểm nữa luôn phải có khả năng thoát nước tốt. Hoặc có thể sử dụng bùn ao phơi khô đập ra mảnh lớn nhất với kích thước 2cm đến 3cm, nên giử lại các vụn nhỏ có cớ 1cm đến 1,5cm.
3. Tiến hành trồng
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giống cây, nguyên liêu ở trên, ta tiến hành trồng cây như bình thường nhưng cũng phải theo một kỹ thuật hợp lí để tránh tình trạng cây chậm phát triển hoặc chết.

4. Các bước trồng địa lan gồm:
Bước 1: xếp phần lót vào chậu dầy khoảng 5 -7cm tuy chiều cao của chậu rồi để cây lan vào và vùi lớp bùn hay lớp đất đã chuẩn bị sẵn.
Bươc 2: Tưới nhẹ nước và đặt chúng ở những nơi thoáng mát.

5. Cách chăm sóc cây địa lan sau khi trồng 
– Về phần chăm sóc, sau khi trồng là cả một công đoạn kỹ càng cẩn thận, nếu không tuân thủ theo những kỹ thuật đó cây sẽ bị chết.
– Chất dinh dưỡng cho cây phải vừa đủ không nên thừa hoặc thiếu các chất như (N), canxi (Ca), lân(P), magiê(Mg), kali(K),
– Lượng nước tưới tiêu hàng ngày cũng phải hợp lý, nếu tưới nhiều nước quá cây sẽ bị úng chết, ít quá thì lại không đủ để cây hấp thụ.

II- Đối với phong lan (hoa phong lan sống nhờ thân cây chủ)
– Về cơ bản loài lan này có kỹ thuật tạo môi trường khí hậu và chăm sóc cũng gần tương đương nhau, nhưng chúng khác nhau ở chỗ một loài thì sống nhờ việc hấp thụ các chất từ đất, còn loại kia thì nhờ các thân cây. Các bạn có thể tham khảo bài viết sau chúng tôi sẽ nói rõ hơn về kỹ thuật trồng và chăm sóc lan bám trên cây.

Chăm sóc hoa lan tại gia đình

– Đối với các loại cây trồng thì vấn đề sâu bệnh là điều không thể tránh khỏi, hoa lan cũng vậy. Chúng tôi sẽ nêu lênh một số bệnh thường gặp ở loài hoa này để các bạn biết rõ và chủ động hơn trong việc phòng tránh và phòng trừ cụ thể như sau: Bệnh đốm lá, đốm vòng, đốm nâu trên cánh hoa, bọ trĩ hút nhựa cây… Nếu trong trường hợp cây hoa lan của bạn gặp phải những biểu hiện trên thì chúng ta nên xử lí ngay bằng cách nhờ tư vấn của những kỹ sư nông nghiệp hay những người am hiểu về hoa lan, tránh việc lây lan ra các cây xung quanh.

(Theo Nông nghiệp Việt thương)