Cách chăm sóc Địa lan Thanh Ngọc ra hoa như ý muốn, hoa lâu tàn

Địa lan Thanh Ngọc là loài lan quý sở hữu vẻ đẹp sang trọng, quyến rũ. Bài viết này cung cấp cho bạn những kiến thức trồng và chăm sóc Địa lan Thanh Ngọc để chúng phát triển tốt, ra nhiều hoa, hoa lâu tàn.

Phân loại Địa lan Thanh Ngọc

Địa lan Thanh Ngọc rừng

– Lá của Địa lan Thanh Ngọc rừng mềm, xòe ngang, nhọn phía đầu, mỗi cây sẽ có 3 – 5 lá, chiều dài từ 30 – 60 cm, chiều rộng từ 2 – 3 cm.

– Hoa của Địa lan Thanh Ngọc rừng không bị mất cần, sở hữu màu xanh rất đẹp gần giống với màu lá.

– Địa lan Thanh Ngọc rừng có giá bán cao hơn so với Địa lan Thanh Ngọc truyền thống.

Địa lan Thanh Ngọc Trung Quốc (Thanh Ngọc truyền thống)

– Địa lan Thanh Ngọc truyền thống có lá cứng hơn một chút, lá dựng đứng lên.

– Hoa của Địa lan Thanh Ngọc truyền thống cũng sở hữu màu xanh nhưng không xanh giống như Địa lan Thanh Ngọc rừng.

Tách chiết Địa lan Thanh Ngọc

Sau khi lan thay một lượt lá mới, ta mới tiến hành tách thân cây để đảm bảo không làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cây. Nên lựa chọn những cây lan khỏe đẹp để ghép thành giò. Lan giống đem về cần phải giữ ẩm bằng cách treo ngược ngọn xuống đất.

Cách thực hiện:

Bước 1: Tách thân lan thành nhiều khóm nhỏ bằng dao sắc đã khử trùng rồi cắt bỏ đi phần rễ thối, lá hỏng.

Bước 2: Sát trùng và làm khô vết tách ở gốc cây bằng 1 que sắt đúng nung nóng.

Bước 3: Dùng sơn bôi vào vết tách để ngăn ngừa khả năng nhiễm bệnh, bị thối hỏng do nước tưới, chăm sóc cây sau này.

Bước 4: Di chuyển những khóm lan vào nơi mát mẻ chờ sơn khô. Chuyển lan sang trồng vào trong chậu khi đã khô.

Các bước trồng Địa lan Thanh Ngọc

Bước 1: Chuẩn bị cây giống và giá thể trồng lan:

Giá thể phải được vệ sinh sạch sẽ, xử lý sạch nấm bệnh, sâu bệnh, trứng sâu.

Bước 2: Khi trồng bạn phải đặt thẳng cây và giữ cố định sao cho ngọn cây hướng lên trên để giúp cây hấp thụ ánh sáng tốt nhất. Giữ thật chặt gốc cây tránh bị lung lay.

Bước 3: Đặt chậu lan ở vị trí râm mát, phun sương trên lá để giữ ẩm cho cây. 1 ngày sau khi trồng nên pha vitamin B1 kết hợp Antonic với tỷ lệ: 12 giọt Vitamin B1 với 8 giọt Antonic/1 lít nước rồi xịt lên lá, phần gốc, rễ của hoa lan kích thích ra rễ, mầm non, kháng sâu bệnh

Nhiệt độ

Địa lan Thanh Ngọc ưa sinh trưởng, phát triển ở nhiệt độ không quá lạnh và không quá nóng, nhiệt độ trong khoảng 15-30 độ C là phù hợp nhất.

Vào mùa hè, khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao, nắng nóng có thể lên đến 38-40 độ C, tiến hành che lưới để tránh làm Địa lan Thanh Ngọc nóng dẫn đến cháy lá, teo thân, mất nước. Bạn có thể đặt thêm các quạt mát, quạt thông gió, hoặc di chuyển lan vào khu vực thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp trong thời gian quá lâu trong ngày.

Độ ẩm

Điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp cho cây, mùa mưa chỉ tưới 2 -3 ngày/tuần là đủ. Mùa hè cần tăng lượng nước tưới 1 lần mỗi ngày để đảm bảo cây luôn có nước phát triển, tránh bị héo do mất nước.

Phân bón

Để cung cấp đủ dinh dưỡng cho lan phát triển, bạn có thể sử dụng các túi phân bón tan chậm đặt xung quanh gốc cây.

Lấy phân vi sinh nhào với nước dạng vữa xây nhà, đem phơi khô đến trắng khi nào cầm tay thấy xác, cứng, chặt nhỏ và đặt trên mặt chậu lan, khi tưới, phân sẽ tan dần vào trong giá thể trồng lan, từ đó lan hấp thu được dinh dưỡng dân dần.

Nên tiến hành thay chậu định kỳ 3 năm/lần để cho cây có đủ dinh dưỡng, không gian cho cây phát triển. Cùng với đó, đừng quên cắt bỏ rễ thối, giả hành già, héo úa, phần cây bị bệnh, thay thế giá thể mới giàu dinh dưỡng để bổ sung dưỡng chất cho cây phát triển.

Phòng trị sâu bệnh

– Để hạn chế nấm bệnh, sâu bệnh hại hay các loài côn trùng ruồi, nhện đỏ, bọ trĩ, rệp tấn công lan, bạn cần thường xuyên quan sát và theo dõi chậu lan, vệ sinh giá thể sạch sẽ trước khi trồng. Những chậu lan có dấu hiệu bị nhiễm bệnh, vàng lá, thối rễ cần cách ly lập tức để điều trị.

– Thường xuyên vệ sinh khu vực trồng lan để tạo môi trường thoáng mát, tránh nấm mốc, sâu bệnh phát triển.

– Phun thuốc phòng trị các loại nấm bệnh, sâu bệnh hại định kỳ. Vào mùa mưa, độ ẩm cao cần phun liên tục từ 10 – 15 ngày/lần.

>>> XEM THÊM: Địa lan Hương Cát Cát: Cách trồng và chăm sóc loài hoa đẹp