Bệnh thối úng gốc và thối nõn ngọn lan Giả hạc và những kinh nghiệm phòng tránh hay

Thời tiết mưa nắng thất thường chính là điều kiện thuận lợi khiến các mầm non Giả hạc bị thối úng gốc, thối nõn ngọn, nhất là mầm dài khoảng 5- 12 cm.

  1. Với vườn lan nhỏ, khuất gió, dưới mái tôn hoặc trong nhà kín

Với những cây Giả hạc trồng trong không gian và điều kiện này không nên tưới nước nhiều vì nước chưa kịp ngấm nếu gặp nắng lên đột ngột, không có gió sẽ làm gốc bị trủn và thối.

Nếu trời mưa nhiều mà nước không kịp khô, bạn cần can thiệp sớm bằng cách rắc trực tiếp vôi bột vào gốc nhằm hút ẩm và diệt khuẩn.

Chế độ phân bón: Mầm non 10- 15 cm có thể cho phân tự nhiên vô cơ, với phân tan chậm Nhật, Thái, Đài,… ta cần chờ mầm non dài ít nhất 20cm.

Trong thời gian mưa nắng thất thường này, không phun bất kỳ một chất kích thích cho lan.

  1. Đối với các giàn lan thoáng ở ngoài trời và trên cao

Nhờ thoáng gió nên đối với những giàn lan này, bạn có thể tưới nước mỗi ngày. Nếu trời mưa thì tưới cách ngày.

Chế độ phân bón như trên, cũng không phun chất kích thích.

  1. Đối với giàn lan treo hướng mặt lá về phía đông hoặc phía tây

Nên tỉa sạch các rễ già, khô để tránh làm bẩn sâu làm tổ. Bạn cũng nên lưu ý không di chuyển vị trí giò lan quá nhiều, không treo lan sát tường hoặc gần mái.

Mỗi tuần tưới nước vôi trong 1 lần theo công thức 1kg vôi bột /10 lít nước pha vào nhau để lắng lấy nước trong rồi tưới.

Nếu lan gặp mưa nhiều ngày thì sau khi mưa bạn nên tưới qua bằng nước giếng hoặc nước sạch giảm chất axit ở nước mưa,…

>>> XEM THÊM: Cách chọn giá thể và trồng lan đúng cách để cây khỏe mạnh