Chi tiết cách trồng và chăm sóc lan Kiếm Lá Cứng đơn giản lại hiệu quả nhất

Lan Kiếm Lá Cứng là giống lan đẹp, chơi được cả giả hành, lá, hoa và chậu, đôn. Cách trồng và chăm sóc lan Kiếm Lá Cứng khá đơn giản, nghệ thuật và hiệu quả kinh tế cao sẽ có tại bài viết này.

  1. Xử lý lan và giá thể

– Trước tiên, ta cắt trụi hết sạch rễ trên giả hành của lan kiếm. Tiếp theo, ngâm cây giống vào nano bạc (hoặc nano kito hoặc physan) 20 liều 1cc: 1 lít nước trong 5 phút rồi vớt ra để ráo nước.

– Giá thể trồng lan kiếm có thể là dớn vụn, hoặc vỏ thôn, xơ dừa băm khúc bé bằng ngón tay,… hay hỗn hợp trộn của nhiều loại giá thể với nhau.

Trước khi trồng lan vào giá thể, ta rửa thật sạch giá thể với nước sạch. Sau đó ngâm cây vào nước vôi loãng nửa ngày rồi rửa lại thật sạch hoặc luộc sôi giá thể vài phút để tránh mầm sâu bệnh.

  1. Trồng lan kiếm vào chậu

– Trước tiên, chọn các loại chậu trồng lan kiếm bằng nhựa, sành có lỗ ở xung quanh hoặc đáy.

– Tiếp theo, lót 1 ít xốp hoặc vỏ thông cỡ lớn dưới đáy chậu, rồi đến lớp giá thể vụn, sau đó rải lên một lớp phân hữu cơ tan chậm.

– Lớp tiếp theo là dớn vụn mỏng hoặc xơ dừa xay mỏng.

– Đặt cố định cây kiếm và lá kiếm để gốc không bị lắc và xê dịch.

– Cuối cùng mang chúng ra giàn, để chỗ ẩm mát 10-15 ngày để cây ra rễ mới đồng thời hạn chế mất nước gây nhăn lá.

  1. Chăm sóc tưới nước và bón phân

– Tưới 1 – 2 lần vào buổi sáng sớm và đầu giờ chiều bằng nước sạch.

– Phun phân kích rễ + kích mầm và trung vi lượng định kỳ theo tuần.

– Phun phòng bọ trĩ, nhện đỏ và bả ốc sên 1 lần mỗi tháng.

Sau khi lá lan cứng cáp và rễ bám giá thể, treo chúng lên giàn hoặc để lên đôn để cây ăn nắng dưới 1 lớp lưới che nắng.

– Đảm bảo cây đủ độ thoáng, đủ nắng, nước sẽ tự ra hoa, không cần kích, không cần cắt nước.

Chúc các bạn thành công!

>>> XEM THÊM: TOÀN TẬP cách chăm sóc hoa lan đúng cách: Không khó nhưng chưa chắc bạn đã làm đúng