Bật mí cách xử lý xơ dừa – Tuyệt chiêu được các nhà vườn chia sẻ không phải ai cũng biết

Sử dụng mụn dừa chưa qua xử lý có thể làm c.hết lan. Do đó, bạn cần biết cách xử lý và nhận biết mụn dừa đã được xử lý hay chưa.

Mụn xơ dừa là gì?

Quả dừa sau khi bóc tách lấy phần nước và cơm dừa sẽ còn lại vỏ dừa. Sau đó đ.ập dập vỏ dừa sẽ tách được xơ dừa và mụn dừa. Phần vụn ra như mạt cưa được gọi là mụn dừa, phần sợi được gọi xơ dừa. Cả 2 đều được coi là nguồn nguyên liệu sạch dùng làm giá thể trồng cây, ươm hạt, phục vụ cho nông nghiệp sạch, canh tác hữu cơ.

Công dụng của mụn xơ dừa

Trộn mụn xơ dừa vào giá thể trồng cây giúp tăng độ tơi xốp, thoáng khí và thoát nước tốt. Hơn nữa còn tạo độ thông thoáng kích thích bộ rễ phát triển.

Khi mụn xơ dừa phân hủy giúp tăng độ phì nhiêu cho đất, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Ngoài ra còn chống nóng rễ vào những ngày nắng gắt và giữ ẩm cho đất khi thời tiết khô hạn. Chắc chắn ai cũng biết mụ xơ dừa còn dùng để làm giá thể trồng cây rất hiệu quả.

Hơn hết, mụn xơ dừa được ưa chuộng bởi vì nó không gây hại đến đất trồng, thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng.

Tại sao phải xử lý xơ dừa trước khi sử dụng?

Muốn sử dụng mụn xơ dừa, bạn bắt buộc phải xử lý trước vì trong xơ dừa nguyên chất có chứa Tanin và Lignin.

Hai chất này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của cây trồng. Do khó phân hủy nên sẽ làm tắc đường hút không khí, dinh dưỡng của rễ. Đặc biệt, Lignin chỉ hòa tan trong môi trường kiềm sẽ làm cây chậm phát triển, bị nhiễm độc… lâu dần cây sẽ không thể sống nổi. Vì vậy xử lý xơ dừa có thể xem là loại bỏ chất Lignin và Tanin có trong mụn xơ dừa giúp cây trồng phát triển ổn định.

Cách xử lý mụn xơ dừa

Trong mụn dừa chưa qua xử lý có chứa chất chát Tanin và Lignin làm ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển của bộ rễ cây trồng. Vì vậy trước khi trồng cây bằng giá thể mụn dừa bạn cần chú ý xử lý thật kỹ.

Tanin là chất chát có khả năng tan được trong môi trường nước nhưng Lignin lại chỉ có thể hòa tan trong môi trường kiềm. Do vậy khi xử lý mụn dừa cần phải kết hợp xử lý ngâm xả với nước sạch và vôi.

  • Bước 1: Xử lý Tanin. Bạn tiến hàng ngâm mụn dừa với nước sạch trong vòng 2 – 3 ngày xả 1 lần. Để đảm bảo Tanin được loại bỏ hết tốt nhất bạn nên thực hiện lặp lại 3 lần.
  • Bước 2: Xử lý Lignin. Xử lý với vôi, bạn tiến hành pha nước vôi với liều lượng 1kg vôi với 50 lít nước. Sau đó ngâm phần mụn dừa đã được xử lý Tanin trong vòng 5 – 7 ngày. Xả lại với nước thật kỹ bằng cách ngâm với nước sạch trong vòng 1 ngày rồi xả và lặp lại liên tục ít nhất 3 lần.

Sau khi mụn dừa đã được xử lý chất chát Tanin và Lignin sẽ có màu nâu đỏ trong khi mụn dừa chưa qua xử lý lại có màu vàng nhạt. Đồng thời mụn dừa đã qua xử lý sẽ có khả năng hút nước tốt hơn do đã trãi qua quá trình ngâm xả.

Ngoài ra còn có một cách nhận biết mụn dừa đã qua xử lý nữa là mang đi ngâm nước, nếu nước ngâm không có màu vàng đỏ như rỉ sét có nghĩa là mụn dừa đã được xử lý an toàn.

Mụn dừa chưa qua xử lý

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách nhận biết tình trạng thiếu, thừa nước của phong lan dendro qua thân, lá, rễ và chồi non

Cách ủ xơ dừa bằng nấm Trichoderma

Ngoài việc xử lý chất chát có trong mụn dừ thì công đoạn xử lý nấm bệnh cũng quan trọng không kém. Để đảm bảo mụn dừa sạch mầm bệnh, cần tiến hành thêm bước ngâm ủ với Trichoderma.

Các bước ủ xơ dừa:

  • Bước 1: Trộn đều 1 tấn mụn dừa với 2 – 3 kg chế phẩm trichoderma Điền Trang loại 1kg.
  • Bước 2: Phủ bạt hỗn hợp.
  • Bước 3: Sau 3 ngày mở đống ủ và đảo đều. Tiếp tục ủ tiếp. Sau 7 – 10 ngày, bạn có thể mang đi trồng một cách an toàn.

Cách ủ xơ dừa bằng Trichoderma rất dễ làm. Cách ủ này có thể dùng cho cả việc trồng rau trên sân thượng hoặc trồng rau thủy canh.

Mụn dừa đã qua xử lý

>>> Đọc thêm: Kỹ thuật trồng lan gấm làm sạch không khí và chữa ‘bách bệnh’

Cách nhận biết mụn xơ dừa đã qua xử lý

Để nhận biết mụn xơ dừa đã qua xử lý hay chưa dựa vào:

Đầu tiên về màu sắc, cảm quan: Mụn dừa chưa xử lý thường có màu vàng nhạt. Mụn dừa đã xử lý có màu nâu đỏ và có độ ẩm cao do được ngâm rửa nhiều lần. Một ít người thì ngâm mụn dừa vào nước. Nếu thấy nước nâu đỏ thì là mụn dừa chưa xử lý. Tuy nhiên đôi khi nước màu nâu vì chưa xử lý kỹ.

Qua phương pháp định tính: Mụn dừa chưa xử lý có khả năng hấp thụ nước kém còn mụn dừa đã được xử lý giữ nước rất tốt.

Phương pháp định lượng: Sử dụng 2 chỉ tiêu là dộ dẫn điện (EC) và chỉ tiêu pH để đánh giá mụn dừa.

• Mụn dừa chưa xử lý có EC > 2.5, pH 5.5 – 6.5.

• Mùn dừa đã được xử lý có EC ≤ 0.5, pH 6 – 7.

(Nguồn: Tổng hợp)