Bạn đã biết nguyên lý hấp thụ muối, khoáng của lan?

lan hút muối, khoáng

Để trồng những chậu hoa lan tuyệt đẹp, như ý muốn không phải điều dễ dàng ai cũng có thể trồng được. Ngoài những kĩ thuật, phương pháp trồng lan, bạn còn cần biết nguyên lý hấp thụ muối, khoáng của lan để từ đó biết cách chăm sóc lan đúng cách nhất. Nắm được nguyên lý hút nước của cây hoa lan, bạn sẽ suy ra nhiều phương pháp làm thế nào để lan hút được nhiều dinh dưỡng.

Một số định nghĩa 

Thẩm thấu là sự khuếch tán của các phân tử qua 1 màng có tính chọn lọc ion (còn gọi là màng bán thấm).

Ưu trương (tiếng Anh: hypertonic) là môi trường mà nồng độ chất hoà tan lớn hơn so với môi trường nội bào. Nếu một tế bào sống được đặt trong môi trường ưu trương so với nó thì sẽ xảy ra hiện tượng nước từ trong tế bào sẽ đi ra ngoài làm cho tế bào bị mất nước.

Môi trường đối ngược với ưu trương là nhược trương (hypotonic) – khi cho tế bào vào môi trường này nước từ ngoài sẽ vào tế bào làm tế bào căng cứng lên và nếu sự chênh lệch quá cao sẽ làm tế bào vỡ.

Môi trường trung gian là đẳng trương (isotonic).

Lan hút nước và muối khoáng như thế nào

Hút nước 

Lan bốc hơi nước trên mặt lá đồng thời quá trình quang hợp của lan cũng sinh ra nhiều chất hòa tan (axit hữu cơ, đường saccarozo..) khiến cho môi trường bên ngoài rễ trở thành nhược trương. Do đó nước bị thẩm thấu qua lông hút vào bên trong rễ. Nước được hấp thụ vào lan luôn theo cơ chế thụ động nhờ sự chênh lệch áp suất thẩm thấu.

lan hút muối, khoáng

Kết luận: lá bốc hơi nước càng mạnh thì lan hút nước càng nhiều. Vậy nên bạn hãy cố nghĩ đủ cách sao cho lá bốc hơi nước thật nhanh vào. Ví như đặt lan nơi nhiều nắng và gió, đủ nước. Hoặc luôn rửa lá thật sạch, bởi bụi bẩn ngăn cản sự thoát nước. Đương nhiên bạn cũng phải cung cấp đủ nước, nếu thiếu cây lại héo.

>>> Bạn có thể đọc thêmPhương pháp tưới lan đúng cách cho lan phát triển tốt vào mùa hè

Hút muối khoáng 

Khác với nước, lan hút muối khoáng qua 2 cơ chế:

Thụ động: Khi nồng độ muối khoáng ở môi trường bên ngoài lông hút cao thì tự nhiên muối thẩm thấu vào trong rễ.

Chủ động: Khi nồng độ muối khoáng bên ngoài rễ thấp hơn trong rễ, lan vẫn lấy được muối khoáng nhờ năng lượng ATP.

Ta không phải nhà sinh học, ta chỉ cần hiểu là dù phân nhiều hay phân ít thì lan vẫn lấy được như thường.

Kết luận

1. Cái gì tan trong nước thì lan mới lấy được.

Bạn đặt một cục phân vào chậu rồi bảo lan ăn thì nó cũng đến chịu. Muốn nó hấp thụ được thì phân đó phải tan trong nước và phân đó phải có mấy con khuẩn nó xé nhỏ thật là nhỏ thành ion thì cơ may rễ mới dùng được. Nếu mà không như thế thì lượng phân ấy cứ ở yên đó. Thấy lan không khá, tưởng phân yếu, bạn tống thêm phân, thế là rễ ngộp phân, cháy rễ rồi chết. Vậy dùng phân tan chậm, phân gia súc thì cây cũng hấp thụ khi bạn tưới nước làm cho phân đó ẩm đi, bón phân mà lười tưới thì cây cũng không hút được bao nhiêu, chỉ là phân khô thôi.

lan hút muối, khoáng

2. Khi rễ lan ngừng làm việc thì đừng bón phân.

Khi trời nóng quá, lạnh quá, mới thay chậu/giá thể thì rễ lan sẽ rất ít hoặc không hoạt động. Thế mà bạn lại cứ tống thêm phân vào. Khi đó, môi trường bên ngoài rễ sẽ là ưu trương, phân sẽ hút nước của rễ ra chứ rễ chẳng lấy được nước của phân. Thế là lan héo.

3. Thời gian tưới càng lâu, lan ăn được càng nhiều.

– Thế tại sao không ngâm luôn lan vào nước? Vì nếu ngâm lâu lông hút của rễ sẽ chết do thiếu oxy.

– Thế pha trộn chất trồng sao cho giữ nước vài tiếng, đỡ phải tưới vài tiếng liên tục có được không? Cũng được nhưng không tốt bằng việc tưới liên tục. Bởi tưới nhanh ào ào một cái nước sẽ chưa kịp ngấm được đều khắp giá thể, mà phần lớn chỉ chảy men theo bề mặt giá thể, thành chậu rồi trôi mất, giữa chậu vẫn khô, nhất là giá thể than củi, vỏ thông không có khả năng thấm nước nhanh. Ngoài ra việc tưới từ từ cũng cung cấp một lượng oxy tươi mới trong chậu. Như các thầy Nhật Bản dạy tưới cây: “Hãy tưới từ từ cho tới khi thấy nước rỉ ra khỏi lỗ chậu”.