Tất cả về kỹ thuật tách ki lan và chăm sóc toàn diện, hiệu quả nhất

Một trong số những kĩ thuật người trồng lan cực kỳ quan tâm đó là cách tách ki và trồng hoa lan sau khi tách ki. 

Tách ki hoa lan 

Tách ki (còn gọi là tách chiết) là kỹ thuật nhằm tách cây lan từ một chậu, một gốc ra thành một hoặc một vài gốc khác. Ta thường thực hiện công đoạn này khi cả chậu lan hoặc thân cây đã phát triển cao lớn ngoài mức cho phép, mật độ gốc cây dày đặc. Lúc này nếu không tách ki cây rất khó phát triển, khó nở hoa đồng thời quá trình chăm sóc cũng gặp nhiều khó khăn.

Lưu ý khi trồng trong chậu và chăm sóc lan sau tách ki

Để đảm bảo lan sau khi tách ki có thể sống và phát triển tốt, người chơi cần lưu ý việc chọn chậu. Trước tiên, nên dùng chậu đã được nung chín đồng thời cần quan tâm đến kích thước chậu phù hợp với chiều cao của cây lan khi lớn lên. Các chậu trồng lan phải có lỗ thoát khí, thoát nước.

Cây lan tách ki sau khi trồng vào chậu cần phải để ở nơi mát mẻ, tránh ánh nắng gay gắt, đảm bảo duy trì độ ẩm để gốc lan mọc rễ non. Lưu ý, tránh đào bới gốc để kiểm tra sẽ làm đứt rễ và chết cây.

Kỹ thuật trồng ghép trên cây

Kỹ thuật này đòi hỏi người chơi phải biết cách ước lượng nguồn ánh sáng chiếu vào cành chiết, cắt tỉa lá ở cây chủ sao cho ánh sáng vào nhiều nhất đồng thời đừng quên đặt cây hướng về phía Đông đón ánh sáng buổi sớm.

Kỹ thuật trồng tương tự như trồng trong chậu, đặc biệt chú ý việc cấp ẩm cho gốc cây để chúng mọc rễ.

Chiết cành lan trồng trong xơ dừa

Một trong những kỹ thuật tách ki lan được nhiều người lựa chọn là trồng với xơ dừa khi sở hữu các loại lan cắt cành như là dendrobium, oncidium… Cách thức thực hiện kỹ thuật này vô cùng đơn giản, cụ thể như sau:

Trước tiên, xẻ từng mảnh xơ dừa khô rồi xếp sát nhau, bề lưng quay xuống, bề ruột lõm quay lên trên. Cố định chúng bằng 2 hàng nẹp tre ở hai bên và dùng cọc tre làm cọc cho thân lan dựa dẫm.

Tiếp theo, buộc thân cây lan vào cọc trụ đó, phần gốc sát với lớp xơ dừa. Chú ý tưới nước vừa đủ ẩm để cây có thể mọc rễ.

>>> XEM THÊM: Bảo tồn các loài lan rừng quý hiếm ở Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ